Vì sao lại gọi “cây cầu chết”
Rác, phế thải “nằm chờ” trên đường | |
Cần xử lý dứt điểm công trình xây dựng trên đất của người khác |
Trên thực tế, chuyện tai nạn tại cầu Phương Nhị xảy ra như cơm bữa, người nhẹ thì ngã xuống sông xước sát, nặng thì mất mạng. Chính vì vậy, bao năm trở lại đây, người dân ít gọi cầu Phương Nhị với cái tên vốn có mà thay bằng “cây cầu chết, cây cầu ma ám”. Bà Phạm Thị Hòe (thôn Phương Nhị, xã Hồng Dương) chia sẻ: “Mấy năm trước, mặt sàn cầu bằng gỗ thì tai nạn liên tục, vì mưa nắng gỗ mục, gẫy là coi như tai nạn ngay, chưa kể đi trời tối đêm nữa. Nhiều người mất mạng oan ở cây cầu này lắm. Gần đây, mặt sàn gỗ thay bằng mặt sàn sắt thì cũng đỡ hơn 1 chút, thế nhưng đi qua cầu vẫn chệnh choạng lắm, tai nạn oan vẫn còn nhiều”.
Cây cầu Phương Nhị với tuổi đời đã cao |
Nằm ở vùng làng nghề tăm hương nổi tiếng, nối 2 chợ lớn của Hà Nội là chợ gia cầm Hà Vĩ và chợ hoa quả Vồi. Nắm trong tay sứ mệnh quan trọng trong huyết mạch giao thương của vùng, riêng với làng Phương Nhị, số nhân khẩu của làng đã lên tới con số 2.000. Tưởng chừng chiếc cầu Phương Nhị phải được xây dựng chắc chắn, nhưng trên thực tế, nó chỉ là một chiếc cầu sắt hoen gỉ bề rộng khoảng 1,5m với tuổi đời hơn 60 năm .
Theo ghi nhận thực tế của PV, mỗi ngày, chiếc cầu cũ phải gồng gánh bao nhiêu lượt người qua sông. Nhìn sát vào mặt sàn cầu, đó chỉ là một tấm sắt mỏng chạy dài, vin chặt những thanh sắt cong queo hai bên thành cầu. Mặt sàn cầu hẹp, thành cầu không có điểm tựa, cùng với đó, mặt sàn sắt khá trơn, khi trời mưa hay bụi bặm khó có lực ma sát, nếu xe cộ tránh nhau không khéo hay trẻ con đi lại không cẩn thận rất dễ bị lọt sàn.
Chưa kể tới, chân cầu là những thanh sắt đã xuống cấp, nhiều đoạn, sắt bị gỉ lỗ chỗ, nhìn qua đã biết khó có thể chịu được lực nặng. Mỗi lần có người đi qua, tiếng sòng sọc của sắt va vào nhau, cây cầu như run lên bần bật. Nhìn cảnh tượng ấy, người ta không khỏi rùng mình vì chỉ cần thiếu bình tĩnh, chệch 1 chút là coi như sẽ có tai nạn.
Cũng qua quá trình khảo sát, PV được thấy, cách cây cầu Phương Nghị khoảng 700 mét cũng có một cây cầu bê tông vững chãi. Những tưởng đó là cây cầu cứu cánh cho người dân hai bên sông nhưng thực tế, đoạn đường vài trăm mét giữa hai câu cầu còn ám ảnh hơn việc đi qua “cây cầu chết”. Đường bờ ruộng, bề rộng chưa đầy nửa mét, hoàn toàn bằng đất, trời mưa thì sình lầy, trời nắng cũng chẳng khá hơn vì mặt đường toàn vết xe đi.
Phải những người vững tay lái mới có thể đi qua con đường đó, vì vậy, dù có cầu bê tông cách đó không xa nhưng người dân buộc phải lựa chọn đi qua cây cầu sắt xuống cấp. Anh Trần Văn Thu (thôn Phương Nhị, xã Hồng Dương) chia sẻ: “Nhà tôi ngay phía bên cầu Phương Nhị, nếu đi qua cây cầu bê tông phía dưới, tôi phải vòng mất gần 2 km, chưa kể tới quá nửa đoạn đường rất xấu. Đường đất ấy sơ sểnh 1 chút, hay đi trời tối rất dễ tai nạn, đườg nhỏ 2 xe tránh nhau còn khó, vì vậy, tôi và mọi người hiếm khi chọn đi cầu bê tông”.
Được biết, để đảm bảo an toàn giao thông cho người dân, UBND TP Hà Nội đã giao cho Sở Giao thông – Vận tải làm chủ đầu tư thực hiện dự án cầu Hồng Phú – cầu nối liền hai xã Hồng Dương và Phú Túc. Nhưng qua trao đổi với đại diện UBND xã Hồng Dương (huyện Thanh Oai), PV được biết cho tới nay dự án vẫn chưa được thực hiện.
Còn bao nhiêu năm nữa cây cầu Hồng Phú mới được xây dựng? Bao lâu nữa chiếc cầu Hồng Nhị mới được nâng cấp thành cây cầu vững chắc? Đó vẫn là câu hỏi của nhiều người dân nơi đây mong được hồi âm!
Hồng Hải
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26