Vì sao hoa tre mang tên “hạnh phúc cuối cùng”?
Cây tre, cây dâm bụt được dùng để sản xuất ôtô thế nào? | |
Cây xanh bị chặt bỏ | |
Cận cảnh 1.300 cây xanh sẽ "hy sinh" cho đường trên cao |
Nước nhiều tre nhất là Trung Quốc, với khoảng 50 chi và 500 loài và diện tích 7 triệu ha rừng tre. Nước nhiều tre thứ hai là Nhật Bản với 13 chi, trên 230 loài và diện tích 0,1 ha rừng tre. Tiếp đó là các nước Ấn Độ, các nước Nam và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Tre là cây phát triển nhanh nhất trên trái đất khi mỗi ngày có thể cao thêm tới 10cm. Hầu hết các loài tre trưởng thành chỉ trong vòng 5 - 8 năm, trong khi một cây sồi cần đến 120 năm. Tuy nhiên, khi nói đến hoa, tre có lẽ là một trong những cây cho hoa chậm nhất trên thế giới.
Hoa tre nở có mùi thơm ngát. (Ảnh: Internet) |
Có những người từ khi sinh ra đến khi chết đi cũng chưa một lần được chứng kiến cây tre nở hoa. Một bụi tre có khi đến khoảng 50 đến 90 năm mới nở một lần. Khi cây tre nở hoa, cũng là khi tre sẽ chết cùng với hoa và chỉ nở một lần duy nhất trong đời cây.
Khi ra nở hoa và chết đi, cả tre và hoa đều chết đứng như phơi gan ruột cùng trời đất chứ không chịu rủ xuống, lụi tàn như bao loài hoa khác. Cho nên, cây tre đến kỳ nở hoa còn được dân gian gọi là “Hạnh phúc cuối cùng”.
Điều kỳ lạ là nếu người ta chiết một nhánh của cây tre mang đi trồng khắp nơi trên mặt đất thì trong một thời khắc, tất cả những cây tre ấy sẽ cùng nở hoa và chết cùng nhau. Theo các nhà khoa học thì loài tre có gen sinh trưởng đặc biệt. Mặc dù được trồng ở những nơi khác nhau thì chúng vẫn mang cấu trúc gen tương tự. Vì vậy, khi một cây tre ở Bắc Mỹ nở hoa thì những cây ở châu Á cũng đồng loạt nở hoa trong khoảng thời gian tương tự. Đây gọi là hiện tượng trổ hoa theo bầy.
Sự kiện tre nở hoa vẫn còn nhiều bí ẩn với các nhà thực vật học |
Có một giả thuyết cho rằng, cây tre khi ra hoa đồng loạt có khả năng thu hút những động vật gặm nhấm. Việc xuất hiện lượng quả tre khổng lồ mang lại nguồn thức ăn dồi dào cho hàng chục triệu con chuột và nhờ nguồn thức ăn này, chúng sẽ nhân lên với mức đáng báo động. Sau khi ăn hết quả tre, chuột bắt đầu chuyển sang tấn công cây trồng. Vì thế, mỗi khi hoa tre nở thường kéo theo nạn đói và bệnh tật ở những vùng xung quanh.
Cho đến bây giờ, sự kiện tre nở hoa vẫn còn nhiều bí ẩn với các nhà thực vật học. Một giả thuyết cho rằng, việc “dốc sức” cho quá trình ra hoa này đòi hỏi ở cây tre sự tổng hợp năng lượng khổng lồ, khiến cây không còn sức sống sau khi trổ hoa. Bởi thế, người ta mới gọi kỳ tre nở hoa là “hạnh phúc cuối cùng”. Còn dân gian thì gọi tre là loài cây “trăm năm mới nở hoa một lần”.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21
Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, phát huy tài năng, sức trẻ
Xã hội 18/12/2024 20:44