Nỗ lực đảm bảo nhu cầu nước sạch mùa hè
Đề nghị đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc cung cấp nước sạch Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường |
Nguy cơ thiếu nước cục bộ
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, tình trạng nắng nóng mùa hè năm 2024 rất phức tạp, nhiệt độ phổ biến cao hơn cùng kỳ các năm từ 1,0 - 1,5 độ C. Do đó, dự kiến, nhu cầu sử dụng nước trung bình của năm 2024 tăng khoảng 3,6% so với năm 2023, mùa hè tăng khoảng trên 6,5% so với trung bình năm 2023. Đặc biệt, vào thời gian cao điểm nắng nóng mùa Hè nhu cầu sử dụng nước tăng cao so với nhu cầu trung bình (khoảng 5 - 10%) gây ra tình trạng thiếu nước cục bộ tại những khu vực cuối nguồn, cốt địa hình cao, khu vực chỉ có một nguồn cấp...
Công nhân Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội thi công đường ống phân phối nước sạch, đảm bảo cấp nước đầy đủ cho người dân. |
Về cơ bản, hiện tại các đơn vị cấp nước Thành phố có thể cung cấp tổng công suất khoảng 1.434.985m3/ ngày - đêm đến 1.611.600m3/ngày - đêm, tuy nhiên nguồn cấp này chưa được phân bổ đều toàn bộ địa bàn. Thực tế cho thấy, hệ thống truyền dẫn kết nối Nhà máy nước mặt sông Đà, sông Đuống với hệ thống cấp nước do các đơn vị kinh doanh phân phối gồm: Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông và Công ty cổ phần Viwaco đang quản lý tuyến D600 đường trục phía nam cùng tuyến D700 nút Yên Duyên chưa được hoàn thiện kết nối.
Trong khi đó, với các đơn vị kinh doanh nước sạch như Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội dù là đầu mối điều tiết chung hệ thống cấp nước của Thành phố nhưng cũng phải chịu cảnh cắt giảm nguồn cung. Dự tính, nguồn cung của đơn vị sẽ bị giảm từ 100.000 - 200.000m3/ngày đêm do phải bù đắp nguồn thiếu hụt cho khu vực Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông và Công ty cổ phần Viwaco quản lý.
Những yếu tố này dẫn đến tổng sản lượng nước cấp vào mạng chỉ đạt khoảng 740.500m3/ngày - đêm, dự báo sẽ thiếu 10.000 - 40.000 m3/ngày - đêm (cao điểm có thể thiếu tới 60.000m3/ngày - đêm). Do đó, tại địa bàn quản lý, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội cũng đã cảnh báo một số khu vực có thể xảy ra tình trạng thiếu nước cục bộ như tại quận Ba Đình có khu vực ngoài đê An Dương, Phúc Xá, Hoàng Hoa Thám, Vĩnh Phúc... Quận Tây Hồ có khu vực Đê Quai, Âu Cơ, Tứ Liên, Quảng An. Quận Hai Bà Trưng có điểm Nguyễn Khoái, cuối phố Tạ Quang Bửu...
Còn theo đại diện Công ty cổ phần Viwaco (đơn vị cấp nước cho khoảng 150.000 khách hàng khu vực Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy...), mùa hè 2024 sẽ là năm khó khăn trong cấp nước. Cụ thể, lượng nước sông Đà không tăng sản lượng nhưng phía đầu nguồn bị chia sẻ cho các đơn vị cấp nước ở Hoài Đức, Quốc Oai... Trong khi đó, lượng nước sông Đuống bổ sung cũng bị san sẻ do Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông lấy một phần nguồn nước này cấp cho Khu đô thị Thanh Hà (huyện Thanh Oai). Đặc biệt, nguy cơ lớn nhất đối với nguồn nước của Viwaco vẫn là các “sự cố” của đường ống nước truyền dẫn. Mặc dù, đơn vị sản xuất, cung ứng nước đã có các giải pháp ứng phó, song khi nào tuyến ống số 2 vẫn chưa đi vào vận hành thì nguy cơ vẫn hiển hiện.
Đảm bảo điều tiết hài hòa
Để đảm bảo cung cấp nước sạch ổn định, an toàn và ứng phó với các tình huống thiếu nước cục bộ có thể xảy ra, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2024. Thành phố Hà Nội hướng đến mục tiêu phân bổ điều tiết nguồn nước đảm bảo hài hòa giữa nguồn cấp và nhu cầu cũng như khả năng tiếp cận nguồn nước của từng khu vực, ưu tiên nguồn cấp cho khu vực chỉ có 1 nguồn cấp, không để xảy ra mất nước kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.
Theo đó, UBND Thành phố chỉ đạo Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội sẵn sàng triển khai phương án cấp nước dự phòng, bổ sung 100.000 - 110.000m3/ngày - đêm từ nguồn nước ngầm trong công suất dự kiến giảm. Đơn vị cũng được yêu cầu sẵn sàng bổ sung nguồn nước mặt từ Nhà máy Bắc Thăng Long với công suất 150.000 - 160.000m3/ ngày - đêm và có thể tăng lên 180.000m3/ngày - đêm.
Công ty Cổ phần Viwaco đảm bảo duy trì an toàn hệ thống cấp nước với sản lượng trung bình ngày 315.265m3/ngày - đêm, đồng thời xem xét bổ sung giải pháp kỹ thuật phương án quy trình vận hành nhà máy với hệ số K=1,2, tức là nâng nguồn cấp lên khoảng 360.000m3/ngày - đêm nếu có đủ điều kiện. Viwaco cần duy trì vận hành Trạm điều tiết Tây Mỗ ổn định, thực hiện điều tiết nguồn cấp đồng bộ với các khách hàng. Đặc biệt, Thành phố chỉ đạo các đơn vị cấp nguồn và đơn vị kinh doanh phối hợp điều tiết nguồn cấp trên toàn hệ thống đảm bảo ổn định. Lắp đặt trạm bơm cục bộ khi áp lực yếu. Đồng thời, triển khai các giải pháp cấp nước cục bộ bằng xe téc.
Để hoàn thiện mạng lưới cấp nước theo Quy hoạch cấp nước đã được duyệt trong giai đoạn 2024 - 2025, UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các sở ngành phối hợp hoàn thành các dự án nguồn tập trung, gồm: Nhà máy nước mặt sông Hồng; Nhà máy nước sạch sông Đà giai đoạn 2; Nhà máy nước mặt Xuân Mai; nâng công suất nhà máy nước Bắc Thăng Long - Vân Trì. Bên cạnh đó, hoàn thiện mạng cấp nước truyền dẫn kết nối các Nhà máy nước mặt (sông Đà - sông Hồng - sông Đuống) với hệ thống cấp nước do Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông và Công ty cổ phần Viwaco đang quản lý, tuyến D600 đường trục phía Nam và đoạn tuyến D700 tại nút Yên Duyên...
Đối với các dự án nguồn, cần tập trung nguồn lực, khẩn trương triển khai, trong đó phấn đấu đưa Nhà máy Nước mặt sông Hồng công suất 300.000m3/ngày - đêm vào vận hành trong quý IV - 2024; nâng công suất Nhà máy Nước sạch sông Đà lên 600.000m3/ngày - đêm trong giai đoạn 2024 - 2025; hoàn thiện thủ tục đầu tư nâng công suất Nhà máy Nước Bắc Thăng Long lên 200.000m3/ngày - đêm, hoàn thành trong giai đoạn 2024-2025… Đối với các dự án mạng cấp nước cho ngoại thành, thành phố cũng dồn lực, khẩn trương triển khai tại 124 xã trên địa bàn 12 huyện đã được chấp thuận phân vùng. Trong năm 2024, dự kiến hoàn thành ở 54 xã, với khoảng 59.110 hộ, 236.440 người được cung cấp nước sạch.
Nhiều ý kiến cho rằng, nước sạch là nhu cầu thiết yếu của người dân, việc cung cấp nước sạch cho người dân còn mang ý nghĩa xã hội to lớn, giúp ổn định cuộc sống và trật tự đô thị. Trong bối cảnh Hà Nội đang có những điều chỉnh về quy hoạch, các cơ quan quản lý cũng cần hoàn thiện sớm có những điều chỉnh về quy hoạch mạng lưới cấp nước cho phù hợp nhằm tạo điều kiện, đảm bảo thị trường nước sạch được hoạt động một cách công khai, minh bạch.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/11/2024 06:09
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
Môi trường 21/11/2024 21:02
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3
Môi trường 21/11/2024 06:23
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam
Môi trường 20/11/2024 06:21
“Vùng phát thải thấp” - Đột phá cho môi trường Thủ đô
Môi trường 19/11/2024 08:59
Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông
Môi trường 19/11/2024 06:44
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/11: Nhiều mây, trưa chiều trời nắng
Môi trường 19/11/2024 06:07
Tin bão mới nhất: Bão số 9 vào Biển Đông, giật cấp 15
Môi trường 18/11/2024 07:03
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/11: Trời chuyển rét, gió mùa Đông Bắc cấp 2 -3
Môi trường 18/11/2024 06:08
Hà Nội dự kiến hạn chế phương tiện gây ô nhiễm
Môi trường 17/11/2024 20:50