Một số khu đô thị của Thành phố mưa ngập sâu, lâu rút nước:

Vì đâu nên nỗi?

Mưa to đường đô thị ngập không phải chỉ chuyện riêng của Hà Nội mà là mẫu số chung của hầu hết đô thị lớn, nhỏ trên thế giới. Tuy nhiên, có những khu đô thị mới trên địa bàn Thành phố đã đưa vào sử dụng, nhưng mưa xuống nước ngập lênh láng, song khi mưa tạnh cả tuần, thậm chí cả tháng, nước vẫn chưa rút hết thì quả là vấn đề đáng bàn.
tin nhap 20170721142033 Mưa lớn, nhiều tuyến đường Hà Nội ngập sâu
tin nhap 20170721142033 Hà Nội mưa lớn trên diện rộng, nhiều phố ngập

Chuẩn châu Âu vẫn lo ngập

Sáng ngày 18/7, hàng loạt tuyến đường, nhất là khu vực phía Tây Hà Nội ngập úng nghiêm trọng. Phố Vũ Trọng Phụng, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Trãi, Nguyễn Tuân, Vương Thừa Vũ quận Thanh Xuân ngập sâu 30 cm; phố Nguyễn Khuyến, Trường Chinh, Phạm Ngọc Thạch quận Đống Đa nước ngập sâu cả mét, đường Dương Đình Nghệ quận Cầu Giấy nước ngập quá nửa bánh xe buýt… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này theo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội là do cường độ mưa vượt quá 50mm/2h nên đã xảy ra úng ngập tại nhiều khu vực.

tin nhap 20170721142033
Cảnh ngập mênh mông tại khu vực An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ảnh Dân trí

Tuy nhiên, điều đáng nói là không chỉ các tuyến đường, nhiều khu đô thị mới từng được quảng cáo với chuẩn châu Âu như: Khu đô thị Văn Phú (quận Hà Đông) cũng bị ngập sâu vài chục cen- ti- mét (cm), có chỗ ngập đến 60 cm, khiến hàng loạt phương tiện bị chết máy giữa đường, giao thông tê liệt. Anh Trung, người dân tại khu đô thị này than thở, sáng 18/7 anh phải xin nghỉ làm vì toàn bộ các tuyến đường xung quanh đều ngập sâu, không thể đi lại được.

Cùng chung cảnh ngộ là Khu đô thị Văn Quán nằm sát trục đường chính Trần Phú, dù có hai hồ nước điều hòa khá rộng nhưng tình cảnh hễ mưa là ngập cũng diễn ra thường xuyên. Chị Đỗ Mai Anh người dân sinh sống trong khu nhà CT2 khu đô thị này cho biết, hễ mưa to một chút là hầu hết các tuyến đường gom của khu đô thị như đường 19.5, đường Nguyễn Khuyến… thường xuyên bị ngập. “Mưa nhỏ thì nước chỉ xâm sấp mặt đường nhưng hễ cứ mưa lớn thì ngập rất sâu và nước rút chậm, có thời điểm cả hai hồ điều hòa của khu đô thị cũng xảy ra tình trạng nước tràn bờ” – chị Mai Anh cho hay.

Những khu này có thể nói là còn nhẹ, theo khảo sát của PV, các khu đô thị nằm dọc trục Đại lộ Thăng Long tình trạng ngập úng còn nghiêm trọng hơn. Cụ thể là các khu đô thị: An Khánh (Hoài Đức); Văn Phú (quận Hà Đông); khu Resco (Cổ Nhuế- Hà Đông)… đều đang trở thành nỗi ám ảnh về tình trạng ngập lụt. Đặc biệt, khu Dương Nội (Hà Đông) từng có thời điểm mưa đã dứt nhưng nhiều ngày sau nước vẫn chưa rút. Đặc biệt, có mặt tại khu đô thị An Khánh những ngày này mới thấy hết nỗi khổ của cư dân và sự bất cập trong công tác quy hoach, quản lý xây dựng.

Nguyên nhân vì đâu?

Theo PGS. TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng Hà Nội, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng này vẫn không nằm ngoài câu chuyện cốt nền. “Do cốt nền thấp nên nước dồn về nhiều hơn, ngoài ra diện tích bê tông hóa gia tăng, diện tích thảm cỏ, cây xanh thì bị thu nhỏ lại, nước không ngấm và thoát kịp nên bị ngập là chuyện đương nhiên” - PGS.TS Nguyễn Văn Hùng nói.

Ở một khía cạnh khác, PGS. TS Nguyễn Văn Hùng cho rằng, khu vực phía Tây của Thành phố vốn là khu vực trũng, nơi đây trước kia có nhiều ao hồ, đầm lầy, đến nay trong quá trình đô thị hóa, chúng ta đã cải tạo thành các khu đô thị. Quá trình bê tông hóa, đô thị hóa dẫn đến tình trạng làm giảm đi độ ngấm của đất gây ảnh hưởng đến độ thoát nước, trong khi đó, hệ thống thoát nước cũ kĩ, đa phần vẫn sử dụng các đường ống cũ, chưa được đồng bộ làm giảm thiểu đi khả năng thoát nước.

Và do đó, điều quan trọng để không xảy ra những nghịch cảnh như hiện tại đã đến lúc các cơ quan chức năng phải ngồi lại với nhau xem những khu đô thị đang triển khai quy hoạch hạ tầng đi kèm, trong đó có khâu thoát nước đã đảm đương được chưa? Kiên quyết nói không với những khu đô thị mà chủ đầu tư làm ăn theo kiểu ăn xổi dẫn đến vấn nạn “ngập nhanh , rút chậm”!

Chuyên gia Nguyễn Văn Hùng nhận định là thế, song theo quan điểm của một số chuyên gia khác và quan điểm của chúng tôi, sở dĩ xảy ra tình trạng “mưa ngập sâu, nước rút lâu” là do lỗi hệ thống giữa các khâu quy hoạch, quản lý quy hoạch và quản lý xây dựng. Với doanh nghiệp, bản chất của họ là kinh doanh. Khi họ lập dự án, nhà quản lý cấp phép là họ tiến hành xây dựng. Còn với nhà quản lý, cụ thể là các cơ quan hữu quan như Sở Kế hoạch- Đầu tư; Sở Quy hoạch; Sở Xây dựng; Sở Giao thông- Vận tải; Sở Tài nguyên - Môi trường phải có nhiệm vụ ngồi lại với nhau để hoạch định chính sách về quy hoạch hạ tầng đô thị, trong đó có vấn đề giao thông, trường học, đặc biệt là hệ thống thoát nước trên bản quy hoạch Chung đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua, Thành phố quy hoạch chi tiết phân khu đô thị.

Cụ thể, ở các nước dựa trên bản quy hoạch tổng thể, các cơ quan chức năng ngồi lại với nhau để tiến hành quy hoạch chi tiết. Ví dụ khu A của thành phố B sẽ là địa điểm xây dựng một khu đô thị cỡ 3 ha với quy mô dân số 10.000 dân. Khi đó, cơ quan quản lý về giao thông phải có trách nhiệm quy hoạch chi tiết và quản lý về giao thông; cơ quan quy hoạch và xây dựng phải có trách nhiệm quy hoạch về hệ thống cấp thoát nước… Khi và chỉ khi các kết cấu hạ tầng đường, điện, thoát nước… hoàn chỉnh mới cho phép nhà đầu tư tiến hành xây dựng đô thị, các khu chung cư. Còn ở ta, thường làm ngược lại. Đa số những khu đô thị mới, đặc biệt là khu đô thị thị phía Tây hệ thống thoát nước đồng bộ vẫn dựa hệ thống tưới tiêu nông nghiệp cũ (trong khi dự án cấp thoát nước giai đoạn 2 do Ngân hàng Thế giới tài trợ mới đang triển khai các quận nội đô). Vì thế, cứ mưa là ngập!

Giải pháp nào?

Theo PGS. TS Nguyễn Văn Hùng, để sớm khắc phục tình trạng ngập nhanh, rút chậm như hiện tại ở một số khu đô thị, trước mắt cần quy hoạch hệ thống tiểu cảnh, vườn hoa để tăng độ ngấm cho đất. Còn về lâu về dài cần có những giải pháp tổng thể và đồng bộ. “Về nguyên tắc nước chảy chỗ trũng, nhưng nếu chỉ chờ cải tạo đường ống to rồi đổ dồn hết về sông Nhuệ, sông Lừ để tăng khả năng tiêu thoát thì rồi cũng sẽ tắc lại. Do đó, cần giải quyết tổng thể, có quy hoạch chung rõ ràng, nếu chỉ giải quyết từng địa điểm, từng khu đô thị thì sẽ không bao giờ giải quyết dứt điểm được” – PGS. TS Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.

Cùng quan điểm về vấn đề này, nhiều chuyên gia trong ngành cũng nhất trí rằng, để xảy ra tình trạng ngập nặng một phần cũng là do các chủ đầu tư chỉ lo bán nhà mà không đồng bộ hệ thống hạ tầng kèm theo. Ngoài ra, quy hoạch xây dựng đô thị manh mún, không đồng nhất với quy hoạch tổng thể dẫn đến mâu thuẫn trong tiêu thoát nước giữa các tiểu khu ngay trong chính từng khu đô thị.

Và do đó, điều quan trọng để không xảy ra những nghịch cảnh như hiện tại đã đến lúc các cơ quan chức năng phải ngồi lại với nhau xem những khu đô thị đang triển khai quy hoạch hạ tầng đi kèm, trong đó có khâu thoát nước đã đảm đương được chưa? Kiên quyết nói không với những khu đô thị mà chủ đầu tư làm ăn theo kiểu ăn xổi dẫn đến vấn nạn “ngập nhanh , rút chậm”!

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

(LĐTĐ) Trong 3 ngày từ ngày 25 - 27/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng vận động, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ Hội không chuyên trách về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Xem trực tiếp U23 Việt Nam - U23 Iraq ngày 27/4 trên kênh nào?

Xem trực tiếp U23 Việt Nam - U23 Iraq ngày 27/4 trên kênh nào?

(LĐTĐ) U23 Việt Nam chạm trán U23 Iraq ở vòng tứ kết U23 châu Á 2024. Trận đấu U23 Việt Nam với U23 Iraq diễn ra lúc 0h30 ngày 27/4, phát sóng trực tiếp trên VTV5 và FPT Play (ứng dụng FPT Play và kênh YouTube FPT bóng đá Việt).
Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng miếng và vàng nhẫn được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng trong phiên giao dịch sáng 26/4, trong đó giá vàng miếng đã lên 85 triệu đồng/lượng.
Long Biên: Triển khai 14 hoạt động trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Long Biên: Triển khai 14 hoạt động trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Nhằm làm tốt hơn nữa công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên sẽ tập trung triển khai 14 hoạt động.
Đảm bảo cho người lao động có môi trường làm việc an toàn

Đảm bảo cho người lao động có môi trường làm việc an toàn

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.
U23 Việt Nam liệu có tái hiện “kỳ tích" Thường Châu 2018?

U23 Việt Nam liệu có tái hiện “kỳ tích" Thường Châu 2018?

(LĐTĐ) Trong ký ức người hâm mộ Việt Nam, chiến thắng kịch tính trước U23 Iraq trong hành trình làm nên “kỳ tích" Thường Châu năm 2018 vẫn còn sống động. Để bây giờ, khi U23 Việt Nam tái ngộ đội bóng Tây Á cũng ở tứ kết vòng chung kết U23 châu Á, tất cả lại mơ về một chiến thắng khác, kiến tạo một kỳ tích khác.

Tin khác

TP.HCM: Tăng cường phương tiện phục vụ đi lại dịp lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Tăng cường phương tiện phục vụ đi lại dịp lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tăng cường phương tiện giao thông để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Lễ 30/4 và 1/5.
TP.HCM: Gần 400 vị trí quảng cáo sai quy định chưa được tháo dỡ

TP.HCM: Gần 400 vị trí quảng cáo sai quy định chưa được tháo dỡ

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan làm rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương để xảy ra những công trình quảng cáo ngoài trời không đúng quy định; đề xuất xử lý nhằm chấn chỉnh, không để tiếp tục tái diễn.
TP.HCM: Tình trạng xe dù, bến cóc gia tăng

TP.HCM: Tình trạng xe dù, bến cóc gia tăng

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường quản lý trật tự xây dựng đối với nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở dịch vụ cho thuê trọ, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có dạng “hộp ngủ” để kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế.
Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024 trên tinh thần "từ sớm, từ xa", giải quyết dứt điểm những vấn đề còn ý kiến khác nhau, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán trước khi trình lên cấp thẩm quyền xem xét, cho ý kiến.
Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

(LĐTĐ) Nhiều năm trước, Hà Nội đã sớm “ấp ủ” các kế hoạch thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt, nhưng thời điểm đó, dịch vụ và cả công nghệ thanh toán vẫn còn nghèo nàn, chưa tiện dụng. Nay mọi thứ đã thay đổi khi công nghệ thanh toán không tiền mặt đã phát triển vượt bậc với nhiều tiện ích và đa đạng hơn và đây là thời điểm thích hợp để tái khởi động các dự án thu phí không dùng tiền mặt với những đòi hỏi cao hơn, thiết thực hơn.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học đường

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học đường

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm tự giác chấp hành Luật Giao thông cho người tham gia giao thông, nhất là đối với học sinh, huyện Thanh Trì đã tăng cường tuyên truyền pháp luật giao thông đến các trường học trên địa bàn huyện.
Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ trong giai đoạn 2024-2025

Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ trong giai đoạn 2024-2025

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, giai đoạn 2024-2025, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư xây mới 17 chợ (năm 2024 đầu tư xây dựng hoàn thành 5 chợ; năm 2025 hoàn thành 12 chợ), đồng thời, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 21 chợ.
Xem thêm
Phiên bản di động