Về Đồ Sơn xem ngư dân "gõ" Hà đá
Điểm tên những món ngon khó cưỡng ở rừng dừa Bảy mẫu Cẩm Thanh | |
Về làng cổ Đường Lâm thưởng thức đặc sản dân dã | |
Hồng sấy treo Đà Lạt nửa triệu đồng một kg hút hàng dịp Tết |
Con Hà đá (cùng họ với con hàu) hình dáng gần giống như con trai, nhưng vỏ sần sùi, sắc nhọn, chỉ sống ở nước mặn, nhất là ở các ghềnh đá ven biển. Muốn lấy được con Hà, người ta phải lấy búa mỏ nhọn cậy chúng ra từ các tảng đá, rồi lại đập vỏ lấy nhân, gọi là ghè Hà.
Hà đá có thể chế biến thành nhiều món ngon và trở thành một trong những đặc sản được du khách ưa thích mỗi khi đến với Hải Phòng.
Bãi Giữa, một trong những khu vực ghè Hà của ngư dân Đồ Sơn. Tuy nhiên người dân phải chờ đến tầm trưa hoặc chiều, khi thủy chiều xuống họ mới có thể đi ghè Hà |
Khi thủy chiều xuống, Bãi Giữa rút nước lộ ra bãi đá mênh mông. Và đây cũng chính là thời điểm ngư dân đi thu hoạch "lúa" biển mỗi ngày. |
Nhiều du khách đến Bãi Giữa lầm tưởng đây chỉ là những tảng đá lỗ chỗ như tổ ong. Nhưng thực chất, mỗi tảng đá này là rất nhiều con Hà đá ký sinh. Sở dĩ Hà có thể phá được đá làm chỗ trú ngụ vì chúng tiết ra một chất dịch có tính a-xít cao làm đá mềm, sau đó, Hà dùng chân và vòi làm điểm tựa rồi xoay toàn thân để lớp vỏ cứng cọ vào làm đá vỡ vụn. Nếu không có đá đục lỗ làm chỗ trú, chúng sẽ chết. Vì tập tính sinh hoạt này mà Hà đá bị coi là “kẻ thù" của các công trình ven biển như đê, kè, cầu tàu, bến cảng… |
Không những thế, khách du lịch và người đi tắm biển rất sợ lớp vỏ sắc lẹm của nó. Nếu sơ ý bám tay hoặc giẫm chân trần lên chúng, có thể phải chịu những vết cứa rất sâu vào da thịt. |
Theo lời ngư dân chia sẻ, đi gõ Hà đá ít khi ra về tay trắng. Thông thường mỗi người đi ghè Hà đá 1 buổi chiều cũng được 1- 2kg, với giá từ 150- 200 nghìn đồng/kg. |
Năm nay 65 tuổi, nhưng bác Lưu Thị Kim Thanh (Đồ Sơn, Hải Phòng) đã có thâm niên hơn 50 năm trong nghề gõ Hà đá. Bác Thanh cho biết, “Từ năm 10 tuổi, ngoài thời gian đi học, tôi thường ra bãi này để gõ lấy Hà đem ra chợ bán. Lớn lên, lấy chồng rồi sinh con, tôi vẫn tiếp tục theo nghề. Giờ nghỉ hưu rảnh rỗi, nên tôi tranh thủ đi ghè Hà để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống". |
Người ta đi gõ Hà quanh năm, nhưng mùa khai thác chủ yếu diễn ra từ tháng 11 âm lịch đến tháng 6 năm sau. Vào mùa, Hà khai thác được nhiều, ngon hơn. Chỉ cần nhìn gió, người gõ Hà có kinh nghiệm biết được chất lượng. Hôm nào gió Nam, Hà chắc, ngọt, bán được giá. Còn gặp gió Đông, Hà óp, không ngon, khó bán hơn. |
Ghè Hà nhìn tưởng dễ, nhưng nếu không có kinh nghiệm, vừa gõ được ít, lại vừa để lẫn sạn. "Trước tiên, phải quan sát chỗ nào có nhiều Hà to. Khéo léo dùng đầu nhọn của lưỡi búa gõ với lực vừa phải để lớp vỏ không vỡ vụn và không bập lưỡi búa vào mình con Hà. Sau đó, dùng đầu bằng của búa nậy thân con Hà nguyên vẹn ra cho vào cạp lồng", bác Thanh chia sẻ. |
Sau khi ghè Hà, ngư dân rửa, đãi Hà ngay tại chỗ sạch sẽ. Để người mua khi mang về nhà chỉ cần rửa qua là có thể chế biến được. Hà đá có thể dùng để nấu cháo vừa ngọt, lại thơm, béo và mềm. Khác với cháo trai, hến còn có chút gì đó hơi tanh, cháo Hà tuyệt nhiên chỉ có vị ngọt. Ngoài ra con Hà còn dùng để nấu canh chua, để đúc với trứng, xào hành tây, ớt ngọt…ăn đều rất ngon và lạ miệng. Người ta còn chế biến món Hà hấp hoặc nướng cho các đấng mày râu lai rai uống rượu thì khỏi chê. |
Ngoài ghè Hà đá, thì người dân có thể ra bãi Giữa câu con Còng. Tuy không đắt như Hà đá, những Còng cũng có giá giao động từ 100-150 nghìn đồng/kg. |
Giây phút thảnh thơi của những ngư dân vùng biển khi họ đi ghè Hà và câu Còng về. Qủa thực Hà đá, Còng biển... là những món quà vô giá từ biển cả dành cho người dân nơi đây. Nếu bắt được nhiều thì người ta đem ra chợ bán lấy tiền, ít cũng đủ nấu bát canh chua hay xào được một đĩa thơm nức mũi ăn cực kỳ đưa cơm lại bổ dưỡng. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21