Vay ưu đãi không thế chấp: Hậu quả khó lường

Có tới ngàn lẻ lý do buộc sinh viên phải tìm đến loại hình vay tín chấp. Đáp ứng nhu cầu này, hàng loạt loại hình tín dụng đen đua nhau quảng bá từ trên mạng cho tới tờ rơi dán các gốc cây, cột điện. “Khoác chiếc áo” cho vay ưu đãi, không cần thế chấp, chỉ cần có chứng minh thư hoặc hộ khẩu chính là những chiếc bẫy giăng sẵn chờ “con mồi”.

Thế chấp… thẻ sinh viên

Nhiều sinh viên chung vốn làm ăn từ trước tết bị thua lỗ, hoặc về nhà mải vui bài bạc bị thua hoặc buộc phải trả các khoản nợ “xấu” từ trong năm… nên phải vay nợ, cầm cố tài sản cá nhân lấy tiền trả nợ. Không mất nhiều thời gian, chỉ cần gõ từ khóa tìm kiếm trên mạng hoặc dạo quanh các khu vực có nhiều sinh viên thuê trọ như Phùng Khoang, Khương Thượng sẽ dễ dàng bắt gặp những tờ giấy A4 với nội dung quảng cáo vô cùng hấp dẫn về hạn mức cho vay, thời gian và cách thức giải ngân hoặc tỷ lệ lãi suất thấp. Bất cứ sinh viên nào có nhu cầu chỉ cần gọi điện là lập tức được hướng dẫn thủ tục cho vay. Thế nhưng nếu không tìm hiểu rõ, sau khi nhận tiền, phần lớn người vay đều rơi vào cảnh nuốt phải trái đắng.

Thâm nhập thực tế, PV nhận thấy, hiện nay nhiều trường đại học quản lý sinh viên theo mã số thông qua trang thông tin điện tử của trường. Để được chấp nhận vay tiền, sinh viên chỉ cần gọi điện thoại và khai báo mã số sinh viên và tên trường đang theo học. Người đứng ra cho vay sẽ có cách thức tìm hiểu và sau khi có được mã số sinh viên, người cho vay sẽ vào website của trường đó kiểm tra xem mã số đó có tồn tại không, sinh viên này có đang theo học hay bị dừng học. Tiếp đó là kiểm tra bảng điểm để đánh giá quá trình học tập của sinh viên đó theo nguyên lý điểm cao thì thuộc dạng “dễ bảo”, khả năng thu hồi tiền dễ. Còn nếu bảng điểm thuộc loại “đen”, liên tục thi lại, nợ môn là sinh viên đó bị quy vào dạng “khó bảo”, cần phải cân nhắc.
Sau khi kiểm tra mã số sinh viên, nếu đồng ý người cho vay sẽ gọi điện thoại lại hẹn địa điểm giao dịch tiền và không quên dặn sinh viên khi đến nhớ cầm chứng minh thư và thẻ sinh viên. Khi giao dịch, sinh viên viết giấy vay tiền và để lại 2 thứ giấy tờ trên. Bên cạnh những thủ tục bắt buộc đó, sinh viên phải khai báo số điện thoại của bố mẹ hoặc người thân.

Theo tìm hiểu của PV, sinh viên học tại các trường “đẳng cấp con nhà giàu” như Ngoại thương, Ngoại giao, FPT, Ngân hàng, thì những người cho vay sẵn sàng cho vay tới một vài chục triệu đồng. Nguyễn Đức Trung (một người cho vay cầm đồ tại khu vực Phùng Khoang) khẳng định, chỉ cần biết rõ gia đình sinh viên đó có khả năng chi trả thì cửa hàng của Trung dám “xuống” cả trăm triệu đồng.

Mới đây, Công an TP Thanh Hóa  tiến hành kiểm tra hành chính tại 2 cơ sở kinh doanh cầm đồ tại phố Quang Trung, phường Đông Vệ và xã Quảng Tâm, TP Thanh Hóa đã phát hiện, thu giữ 1.225 thẻ sinh viên, giấy chứng minh nhân dân, giấy phép lái xe, đăng ký xe, 17 bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng, 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... được cầm cố, trong đó có hơn 1 ngàn thẻ sinh viên; 3 CPU máy vi tính và 42 cuốn sổ sách, tài liệu ghi chép liên quan đến hoạt động tín dụng bất hợp pháp .

Đây là 2 cơ sở kinh doanh cầm đồ có biểu hiện cho học sinh, sinh viên các trường đại học và trung cấp trên địa bàn vay, cầm cố tài sản với lãi suất “cắt cổ” từ 5.000 đồng/triệu/ngày, trái với quy định của pháp luật. Qua đó có thể thấy, nạn cho sinh viên vay tiền với lãi suất cắt cổ đang rất nhức nhối, thực sự là vấn nạn. Nguy hại hơn, nó đang “xâm thực” mạnh vào mọi ngõ ngách của đời sống một bộ phận sinh viên!

Tang vật cơ quan công an thu giữ tại một tiệm cầm đồ

59711

Ăn phải quả đắng

Nguyễn Hoài Trang, sinh viên năm cuối, hiện đang thuê trọ tại Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội cho biết: “Trước tết 1 tháng, em góp tiền với người bạn buôn hoa đào nhưng do thời tiết nắng nóng, ít kinh nghiệm nên bị lỗ. Để có tiền kinh doanh, em phải đi vay tiền. Thấy tờ áp phích dán ở cổng trường mời cho vay với lãi suất chỉ “2 đến 3 nghìn đồng/triệu đồng/ngày”, em ước tính chỉ cần vay một tháng thì số tiền lãi cũng có thể đủ trang trả nên liên hệ vay. Liên lạc theo địa chỉ trên thì ra đó là tiệm cầm đồ trên đường Láng. Chủ tiệm cầm đồ yêu cầu em đưa CMND và thẻ sinh viên và hẹn sáng hôm sau sẽ giao đủ 30 triệu đồng.

Sau đó Trang mới biết chủ tiệm cầm đồ đã cho hệ thống chân rết xác minh nhanh mọi thông tin về cô. Không như quảng cáo, chủ cầm đó đưa ra lãi suất 6.000đ/triệu/ngày nhưng do cần tiền Trang đành phải vay.

Sau 1 tháng, cái bẫy tín dụng đen mà Trang rơi vào mới hiện hữu. Tới thời điểm phải trả gốc và lãi, Trang và cô bạn kinh doanh mang theo tiền lãi để trả thì ngã ngửa khi biết được cách thức thanh toán theo kiểu “hút hết sinh khí” của người cho vay. Chủ tiệm nói rất tưng tửng rằng: “Giá 6.000/ triệu/ ngày là giá ưu đãi, do đó em phải trả lãi theo ngày chứ không trả theo tháng. Số tiền lãi chưa trả trong tháng sẽ được cộng vào tiền gốc và tiếp tục tính lãi theo kiểu lãi đẻ lãi. Nói rồi anh ta cười khẩy, đưa mắt nhìn về phía mấy thanh niên xăm trổ, mặt mũi bặm trợn ngồi gần đó…”. Khiếp sợ với kiểu làm ăn này nên dù đang rất khó khăn, Trang và bạn bàn nhau bán xe máy và vay người thân để nhanh chóng thoát nợ.

 “Khủng bố” bủa vây

Theo anh Nguyễn Tấn Trung, một người làm nghề cho vay tín dụng trên phố Phùng Hưng, hầu hết những người tìm tới dịch vụ “cho vay ưu đãi” là học sinh, sinh viên, tiểu thương hoặc công nhân lao động. Một số khác là những người máu mê cờ bạc và mắc các khoản nợ bị chủ đề, chủ bóng thúc ép. Khi đã vướng vào vay nợ kiểu này thì họ đã ở cảnh cùng quẫn và nhắm mắt vay bừa, còn hậu quả ra sao thì… mai tính. Tuy nhiên, hệ lụy của nó lại không chỉ dừng lại ở các con nợ mà ngay cả người thân của họ cũng đau đầu.

Anh Phạm Ngọc Đức (làng Phùng Khoang, Hà Nội) có em trai là sinh viên đang mang nợ kiểu tín dụng này. Do không đòi được con nợ, các chủ nợ quay ra khủng bố người thân của họ bằng nhiều chiêu thức bỉ ổi. Anh Đức cho biết: “Sau tết, tôi liên tục bị một số đối tượng lạ mặt đến tận nhà quấy phá, đòi tiền mặc dù tôi không hề quen biết hay vay tiền của họ. Trước đây, đã một vài lần tôi đứng ra trả nợ hộ em tôi và yêu cầu chủ nợ không tiếp tục cho vay nữa. Nhưng chính họ sau đó lại tiếp tục “bơm” tiền cho em tôi để lấy lãi cắt cổ. Đến khi thấy con nợ cùng đường thì chúng lại quay ra gây áp lực với gia đình tôi để đòi tiền”. Chiêu trò thường được sử dụng để “khủng bố” là rình ném chất bẩn vào nhà nhằm tạo áp lực khiến cho người thân con nợ không thể làm ăn gì được. “Tôi buộc phải lắp camera an ninh trước cửa và đã ghi được rõ mặt cùng biển số xe một số đối tượng. Tới đây gia đình tôi sẽ tố cáo việc này đến các cơ quan pháp luật”, anh Đức nói.

Thực chất, các loại hình cho vay như đề cập ở trên là hình thức cho vay nặng lãi trá hình. Theo quy định của ngân hàng thì lãi suất do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố. Với kiểu vay nợ “tín dụng đen” như hiện nay theo Luật Dân sự thì kể cả có hợp đồng hay thỏa thuận bằng giấy tờ, riêng phần lãi suất cũng sẽ bị coi là vô hiệu. Người dân nên cảnh giác và tìm hiểu rõ ràng trước khi quyết định vay tiền, tránh những rủi ro không đáng có.

Phước Long – Ngô Hùng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) và Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Đông Anh đã và đang triển khai hiệu quả chương trình phối hợp công tác. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo dục.
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạnh thanh, thiếu niên thường xuyên tụ tập điều khiển mô tô xe gắn máy chạy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, liên tục hò hét đã gây hoang mang, khiếp sợ cho người tham gia giao thông ở Hà Nội. Mới đây nhất, vụ việc nhóm “quái xế” tông tử vong người phụ nữ đang dừng chờ đèn đỏ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo. Nhiều người dân tỏ rõ sự bất bình với hành vi của nhóm đối tượng trên và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý triệt để tình trạng này.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, người lao động được các cấp Công đoàn quan tâm, chăm lo về mọi mặt, đặc biệt là việc đảm bảo sức khỏe để ổn định lao động sản xuất. Qua các hoạt động chăm lo đó đã tạo niềm tin đối với người lao động vào tổ chức Công đoàn và giúp người lao động có động lực để gắn bó lâu dài, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Tin khác

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 23 (ban hành ngày 25/7/2019) của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong tháng 10/2024, Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra 6.166 lượt, phát hiện 31 trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng, tăng 7 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 29,2%).
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, huyện Thanh Trì đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của 10 dự án, phê duyệt phương án thu hồi đất được một phần của 20 dự án, đạt 130% so với thời điểm cùng kỳ năm 2023.
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng

Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng

(LĐTĐ) Đến chiều ngày 29/10, dù nước tại một số khu vực ở phường Phước Tân, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã rút nhưng nhiều nơi nhà dân vẫn còn bị ngập sâu.
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

(LĐTĐ) Trong tháng 10/2024, lực lượng Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh Công an thành phố Hà Nội đã triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện

TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có tờ trình số 6520 đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép UBND Thành phố thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện.
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị

Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị

(LĐTĐ) Việc triển khai xây dựng "Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị" trên địa bàn quận Ba Đình (Hà Nội) đã khẳng định sự lan tỏa mạnh mẽ tinh thần Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị. Đây là tiền đề quan trọng để xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; là nền tảng cho việc giữ vững an ninh trật tự từ sớm, từ xa, từ cơ sở, vì nhân dân phục vụ.
100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân

100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Với những nỗ lực tuyên truyền, vận động của lực lượng chức năng quận Thanh Xuân (Hà Nội), đến nay, 100% các hộ gia đình, cá nhân đã đồng thuận bàn giao mặt bằng trước thời điểm cưỡng chế thực hiện dự án mở rộng theo quy hoạch tuyến phố Nguyễn Tuân.
Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân

Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Sáng 14/10, lực lượng chức năng của UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã tiến hành thu hồi đất, khẩn trương bàn giao mặt bằng để thực hiện Dự án Cải tạo, mở rộng tuyến phố Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
Xem thêm
Phiên bản di động