Từ nay đến năm 2020: Lương tăng bình quân 7%/năm
Lương tối thiểu chênh lệch dễ dẫn tới thất nghiệp trá hình | |
Yêu cầu công bố mức thưởng Tết 2016 trước 30/12 |
Tăng lương sẽ góp phần cải thiện đời sống cho người hưởng lương. |
Tăng thu để tăng lương
Theo đó, Nghị quyết nêu rõ, mục tiêu tổng quát tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế và cơ chế tài chính quốc gia; huy động, phân phối, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; từng bước cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước; cân đối giữa tích lũy và tiêu dùng, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, đầu tư hợp lý cho con người và giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính đi đôi với đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính; giảm mạnh và kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia.
Tăng lương là tín hiệu mừng thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức, người về hưu, song người dân mong muốn điều quan trọng mỗi lần tăng lương cần tránh giá cả leo thang để tăng lương thực sự góp phần cải thiện đời sống. |
Về mục tiêu cụ thể, Nghị quyết xác định, phấn đấu tổng thu ngân sách nhà nước cả giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 6.864 nghìn tỉ đồng, tăng khoảng 1,65 lần so với giai đoạn 2011 - 2015; bảo đảm tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước không thấp hơn 23,5% GDP. Trong đó thuế, phí, lệ phí khoảng 21% GDP; tỷ trọng thu nội địa bình quân khoảng 84 - 85% tổng thu ngân sách nhà nước.
Từng bước cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng tích cực. Tổng chi ngân sách nhà nước cả giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 8.025 nghìn tỉ đồng. Trong đó, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển chiếm bình quân khoảng 25-26% tổng chi ngân sách nhà nước; giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống dưới 64% tổng chi ngân sách nhà nước. Ưu tiên bảo đảm chi trả nợ, chi dự trữ quốc gia.
Tổng chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 tối đa khoảng 2.000 nghìn tỉ đồng. Trong đó, chi từ nguồn trái phiếu Chính phủ là 260 nghìn tỉ đồng (bao gồm 60 nghìn tỉ đồng còn lại của giai đoạn 2014 - 2016), từ nguồn vốn ngoài nước là 300 nghìn tỉ đồng, từ nguồn bán bớt phần vốn Nhà nước tại một số doanh nghiệp là 250 nghìn tỉ đồng (bao gồm cả 10 nghìn tỉ đồng dự kiến bù hụt thu ngân sách Trung ương năm 2015 nhưng chưa sử dụng).
Phân bổ 1.800 nghìn tỉ đồng, dành 10% dự phòng chưa phân bổ để xử lý rủi ro về thu và các yêu cầu cấp bách về đầu tư trong điều hành. Căn cứ tình hình thực tế, số bố trí chi đầu tư phát triển sẽ được QH xem xét, quyết định trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 không quá 3,9% GDP. Trong đó, bội chi ngân sách Trung ương không quá 3,7% GDP và bội chi ngân sách địa phương không quá 0,2% GDP. Phấn đấu giảm mạnh bội chi ngân sách nhà nước để đến năm 2020 không quá 3,5% GDP, nhằm thực hiện cân đối ngân sách nhà nước tích cực, bảo đảm nợ công trong giới hạn cho phép.
Bảo đảm an toàn nợ công, với mục tiêu nợ công hằng năm không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 54% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP. Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia dưới 25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) không quá 25% so với tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm.
Nỗi lực hết mình vì người hưởng lương
Để giải quyết căn cơ bài toán lương cơ sở thì phải tách hai khu vực này. Nhà nước chỉ bảo đảm lương cho khu vực hành chính và một số đơn vị sự nghiệp, còn lại phải đẩy mạnh chuyển đơn vị sự nghiệp sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, tổ chức bộ máy và biên chế trên cơ sở tính giá dịch vụ y tế, giáo dục theo giá thị trường. Với những đơn vị sự nghiệp khác, Nhà nước khoán khối lượng công việc trên cơ sở đầu ra, lấy hiệu quả làm thước đo chứ không khoán việc trên cơ sở đầu vào, mà đếm biên chế để trả lương. |
Sau khi Quốc hội thông qua NQ trên, trao đổi với báo chí, TS. Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho hay, năm nay, thu ngân sách dự kiến vượt dự toán, nhưng thực chất, ngân sách địa phương tăng thu, còn Trung ương hụt thu từ 8.000 đến 12.000 tỉ đồng, khiến vẫn bội chi 254.000 tỉ đồng, nợ công chiếm 64,98% GDP, nợ chính phủ ở mức 53,1% GDP, vượt mức trần 50% Quốc hội cho phép.
Nhưng Chính phủ vẫn dành ra một khoản để tăng lương cơ sở nhằm cải thiện một phần thu nhập, đời sống cho công chức, viên chức đây là sự cố gắng rất lớn.
Theo ông Lợi, trong 6 năm vừa qua, lương cơ sở cũng đã được điều chỉnh 3 lần, từ 730.000 đồng lên 830.000 đồng vào ngày 1/5/2011. Đến ngày 1/7/2012 điều chỉnh lên 1.050.000 đồng và 1/5/2016 tăng lên 1.210.000 đồng.
Và bất luận thời kỳ nào, điểu chỉnh tiền lương phải theo nguyên tắc tốc độ tăng lương phải thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động vì phải có tích lũy để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh; đầu tư thiết bị, máy móc, khoa học - công nghệ nâng cao năng suất lao động để tạo nguồn tiếp tục tăng lương.
Năng suất lao động hàng năm đều tính toán được, nên không thể tăng lương tối thiểu một cách tùy tiện. Lương cơ sở được trả từ nguồn ngân sách nhà nước. Hàng năm ngân sách nhà nước thu bao nhiêu, chi bao nhiêu, chi vào những khoản nào đều có con số rất cụ thể, nên không thể tăng lương cơ sở theo cảm tính chủ quan. Còn nói tăng lương góp phần tăng trưởng kinh tế chỉ là tính toán trên lý thuyết.
Cũng theo ông Lợi, cả nước hiện có khoảng 2,8 triệu người làm việc ở khu vực nhà nước, trong đó cơ quan hành chính chỉ có 500.000 người, còn lại làm việc ở khu vực sự nghiệp, chủ yếu làm việc trong lĩnh vực y tế, giáo dục. Do đó, để giải quyết căn cơ bài toán lương cơ sở thì phải tách hai khu vực này.
Nhà nước chỉ bảo đảm lương cho khu vực hành chính và một số đơn vị sự nghiệp, còn lại phải đẩy mạnh chuyển đơn vị sự nghiệp sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, tổ chức bộ máy và biên chế trên cơ sở tính giá dịch vụ y tế, giáo dục theo giá thị trường.
Với những đơn vị sự nghiệp khác, Nhà nước khoán khối lượng công việc trên cơ sở đầu ra, lấy hiệu quả làm thước đo chứ không khoán việc trên cơ sở đầu vào, mà đếm biên chế để trả lương.
Hà - Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31