Lương tối thiểu chênh lệch dễ dẫn tới thất nghiệp trá hình
Câu chuyện trên được nhắc đến nhiều tại hội thảo về tiền lương tối thiểu và an sinh xã hội do Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh BDI, Viện Hanns Seidel Stiftung (Đức) và Viện Nghiên cứu giáo dục nghề nghiệp IVES phối hợp tổ chức sáng nay (16.9) tại Hà Nội.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương- nguyên Viện trưởng Viện Lao động xã hội (Bộ LĐTBXH), sự chênh lệch và bất hợp lý trong chính sách tiền lương tối thiểu là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp trá hình.
Đơn cử như lương của cán bộ mới tốt nghiệp đại học ra trường, trong năm đầu tiên được hưởng 85% mức lương của hệ số 2,34 nhân với mức lương tối thiểu khởi điểm là 1.210.000 đồng. Như vậy, lương tháng của cán bộ, công chức nhà nước mới được hơn 2 triệu đồng/tháng, trong khi lương tối thiểu vùng của công nhân trong doanh nghiệp ở vùng 1 đã là 3,5 triệu đồng/tháng.
Điều này đã rất tới thực tế đau xót trên thị trường lao động hiện nay: Nhiều lao động sau khi tốt nghiệp đại học đã cất tấm bằng đại học vào ngăn kéo, xin đi làm công nhân tại các khu công nghiệp.
TS. Đặng Đức Đạm- nguyên Viện Phó Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương dẫn ra một câu chuyện thật như đùa, đó là lương của tiến sỹ du học ở Mỹ về làm trưởng phòng nghiên cứu công nghệ cao chỉ được 3,5 triệu đồng/tháng, không đủ để trả tiền thuê người giúp việc nhà với mức lương là 4 triệu đồng/tháng.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương, cần có sự điều chỉnh tiền lương tối thiểu giữa 2 khu vực: Nhà nước và doanh nghiệp. “Tiền lương tối thiểu, trước hết nhằm bảo vệ người lao động, đặc biệt là người yếu thế trên thị trường lao động, do vậy, cần coi là lưới an sinh xã hội quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào tiền lương của doanh nghiệp mà thông qua chính sách tiền lương tối thiểu và điều kiện lao động, bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
Tuy nhiên, khi điều chỉnh tiền lương tối thiểu, cần phải cân nhắc các yếu tố kinh tế khác có liên quan, đặc biệt là khả năng chi trả của doanh nghiệp, các tác động về việc làm, thất nghiệp, thu nhập và tiền lương trước và sau khi điều chỉnh tiền lương tối thiểu”, bà Hương khuyến nghị.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Tin khác
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép
Đời sống 23/09/2024 10:31