Từ chối tham gia BHXH: Người lao động đánh mất quyền lợi
Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi: Tất cả vì lợi ích người lao động | |
29 triệu lao động tham gia BHXH vào năm 2020 có khả thi? |
Chỉ vì cái lợi trước mắt
“Đang vụ hè nắng nóng, cao điểm của đơn hàng lắp đặt sửa chữa điều hòa, máy lạnh, công ty rất muốn ổn định nhân sự để tập trung làm việc nhưng CNLĐ thì không muốn thế, nhiều người từ chối ký HĐLĐ để dễ nhảy việc”, ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Cty Cổ phần dịch vụ thương mại Minh Đức than thở. Cũng theo ông Tuấn, để ổn định lao động cũng là để thực hiện đúng pháp luật lao động, chủ trương của Cty ký kết HĐLĐ và nộp BHXH đầy đủ cho NLĐ, tuy nhiên để thực hiện việc này không dễ. Nhiều CN từ chối ký HĐLĐ để tránh trích nộp BHXH, BHYT, BHTN. Thậm chí nhiều CNLĐ bỏ sang làm ở những Cty khác chỉ vì lương cao hơn dù ngoài lương không có bất cứ chế độ gì.
BHXH đảm bảo đời sống lâu dài cho NLĐ |
Những điều ông Tuấn than thở hoàn toàn có cơ sở khi cách đây không lâu, hơn 100 CN của một công ty chuyên xếp dỡ hàng hóa (quận Bình Thạnh, TP HCM) đã ngừng việc tập thể yêu cầu công ty phải ký HĐLĐ, tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho CN. Thế nhưng, trước khi ký HĐLĐ, nghe công ty “cảnh báo” nếu tham gia BHXH, lương của mỗi người bị giảm hơn 10%, thì nhiều người do dự. Sau đó họ đã làm đơn xin không tham gia BHXH.
Trên thực tế, hiện nay không ít NLĐ nhất là lao động phổ thông, làm việc theo mùa vụ, gần như không mấy hiểu biết về chính sách BHXH hoặc vì lợi ích trước mắt mà họ đã không ký kết HĐLĐ. Nhiều người cho rằng, việc ký kết HĐLĐ sẽ buộc họ trích nộp các loại quỹ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp BHTN làm giảm mức thu nhập hàng tháng, trong khi bản thân họ chưa chắc đã gắn bó lâu dài với DN.
Phó GS. TS Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện CN và CĐ nhận định: NLĐ trên thực tế chỉ phải đóng một phần nhỏ thu nhập hàng tháng của mình trên mức lương, nhưng bù lại, được hưởng các chế độ BHXH khi ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp, TNLĐ, hưu trí và tử tuất. Những quyền lợi này nhằm bảo đảm cuộc sống cho NLĐ khi không còn khả năng lao động. Hiện nay, có nhiều NLĐ không được hưởng các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp do DN né tránh trách nhiệm tham gia BHXH. Cũng có trường hợp do nhận thức chưa thấu đáo của NLĐ nhưng dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì kết quả của nó cũng chính là những thiệt thòi mà NLĐ phải gánh chịu. |
Nhiều Thiệt thòi
Cuối năm 2014, khi đang bảo dưỡng điều hòa cho khách, anh Nguyễn Văn Minh (trú tại Nhân Chính, Thanh Xuân) bị cánh quạt trần chém vào vai và bị ngã chấn thương nặng. Anh Minh phải vào viện điều trị suốt 2 tháng. Thời gian đó, ngoài việc tự túc mọi chi phí điều trị, anh nghỉ làm không lương và không được nhận bất kỳ khoản trợ cấp tai nạn lao động nào bởi anh đã chối bỏ quyền lợi của mình khi không ký HĐLĐ để trốn đóng BHXH.
Cũng chỉ vì nghĩ tới cái lợi trước mắt như anh Minh, giờ đây anh Hoàng Công Thành, một công nhân bốc xếp hàng hóa rất lo vì không biết kiếm đâu ra tiền chữa bệnh. Anh Thành nhớ lại: Suốt 5 năm làm việc tại công ty, mỗi năm anh được ký tới 4 HĐLĐ, tờ nào cũng ghi rõ điều khoản “BHXH được trả vào lương”. Lúc đó không muốn bị ràng buộc cũng không muốn trích tiền lương đóng BHXH nên anh chấp nhận. Cuối năm 2012, không may trong một lần xếp hàng trên cao anh bị ngã dẫn đến đa chấn thương và xuất huyết não. Trải qua nhiều lần phẫu thuật và quá trình trị liệu lâu dài, đến nay, anh vẫn chưa thể đi lại. Vì không có BHYT nên toàn bộ chi phí chữa bệnh gia đình anh phải tự lo.
Còn chị Trần Thị Lan (quê Thái Bình), chỉ vì không tham gia BHXH mà đã không được hưởng chế độ thai sản, cho dù chị đã làm việc tại một Cty xây dựng khá lâu . Chị Lan cho rằng, do không hiểu biết về chính sách BHXH nên không tham gia, và đây là điều đáng tiếc cho bản thân chị và gia đình.
Để bảo đảm quyền lợi cho NLĐ, nhất là khi họ ốm, đau, thai sản, bị tai nạn, mất khả năng lao động…, thiết nghĩ, bên cạnh biện pháp thanh, kiểm tra để xử lý các đơn vị nợ đọng, trốn đóng BHXH cho NLĐ thì cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức để NLĐ nắm bắt chủ trương, chính sách về BHXH, từ đó tự nguyện và yêu cầu người sử dụng lao động cùng tham gia đóng BHXH cho mình.
Trần Vũ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép
Đời sống 23/09/2024 10:31
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày
Đời sống 17/09/2024 13:40