Truy xuất nguồn gốc thực phẩm bằng Smart phone: Vì sao người dân thờ ơ?
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm: Người tiêu dùng vẫn thờ ơ | |
Người tiêu dùng gặp khó |
Do thói quen tiêu dùng
Ở các nước tiên tiến, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để truy xuất nguồn gốc thực phẩm, không còn là điều quá xa lạ đối với người tiêu dùng. Thế nhưng tại Việt Nam, mặc dù đã được thí điểm truy xuất nguồn gốc thực phẩm qua hệ thống điện thoại thông minh (smart phone) tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, song theo ghi nhận của chúng tôi, hiện tại ứng dụng này không được người tiêu dùng mặn mà.
Tăng cường tuyên truyền để người dân không quay lưng với ứng dụng truy xuất nguồn gốc thực phẩm |
Dạo qua một số hệ thống siêu thị như Big C, Metro và một số cửa hàng tiện ích trên địa bàn Hà Nội, chỉ cần quan sát chúng ta dễ dàng nhận thấy, hầu hết người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm theo thương hiệu, giá thành và chủng loại.
Còn việc sử dụng điện thoại smart phone để truy xuất nguồn gốc thông tin, hầu như không được người mua hàng quan tâm. Thậm chí, khi hỏi một số người mua hàng thì được biết, họ không biết tem truy xuất nguồn gốc dán ở đâu? Và như thế nào?. Vì thế, người tiêu dùng chủ yếu lựa chọn thực phẩm theo thương hiệu, hoặc cùng lắm là xem hạn sử dụng, mã vạch sản phẩm có hay không.
Rất nhiều người tiêu dùng có sử dụng điện thoại thông minh, nhưng lại không kết nối mạng. Hoặc có kết nối mạng nhưng lại không biết cách truy xuất nguồn gốc thực phẩm bằng điện thoại. Trong khi đó, tại một số siêu thị hay cửa hàng tiện ích, hầu như không có một bảng hướng dẫn nào, hướng dẫn người tiêu dùng ứng dụng CNTT để truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Vì thế, nhiều người tiêu dùng đành phải mua sắm theo thói quen truyền thống là kiểm tra bằng mắt, kinh nghiệm và đặt niềm tin vào siêu thị, vào thương hiệu mà mình lựa chọn”. |
Chị Nguyễn Hải Yến (ở đường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, thời điểm mới thí điểm chương trình truy xuất nguồn gốc thực phẩm, mỗi khi mua hàng là tôi lại check (tìm kiếm) nguồn gốc sản phẩm thông qua tem có mã QR code (mã truy xuất) biết được rõ nguồn gốc thấy an tâm hơn rất nhiều.
“Tuy nhiên, cũng chỉ áp dụng truy xuất nguồn gốc thực phẩm được một thời gian, sau đó vì công việc bận và tin tưởng vào nguồn gốc sản phẩm. Nên tôi thường lựa chọn thực phẩm theo Thương hiệu đã lựa chọn từ trước”- chị Yến cho hay.
Không như chị Yến, bà Đặng Thanh Hương (ở Mai Dịch, Cầu Giấy) khi chia sẻ về việc ứng dụng dịch vụ truy xuất nguồn gốc thực phẩm cho biết, bà có nghe con cháu nói nhiều đến việc sử dụng điện thoại để truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Nhưng để áp dụng và sử dụng phần mềm này như thế nào, thì đến nay bà cũng không biết, mặc dù trong gia đình bà là người thường xuyên đi chợ mua đồ ăn cho cả nhà.
Ngoài ra, việc nhiều người tiêu dùng không sử dụng điện thoại thông minh, cũng như điện thoại không đăng ký 3G hay internet, cũng khó thực hiện truy xuất được. “Tôi thấy nó rườm rà, mỗi lần lựa chọn sản phẩm lại đưa điện thoại lên chụp, rồi tra cứu rất bất tiện. Đấy là chưa nói đến việc nhiều người tiêu dùng không có điện thoại, hoặc điện thoại không có chức năng truy xuất thì làm sao mà mò được. Vì thế, cứ chọn thực phẩm tươi sống và có thương hiệu chắc chắn sẽ an toàn”, bà Hương cho hay.
Người tiêu dùng không còn mặn mà
Có thể thấy, đề án truy xuất nguồn gốc thực phẩm là một trong những cách để người dân có thể tiếp cận được thực phẩm sạch. Tuy vậy, việc người tiêu dùng không mặn mà với đề an này cũng bởi các lý do như bất tiện, thiếu thông tin, hướng dẫn, thiếu công nghệ (điện thoại).
Thậm chí, cho đến thời điểm hiện tại, vẫn còn không ít người biết đến việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm là gì, truy xuất bằng cách nào; truy xuất xong, các số liệu có đúng hay không cũng là một trong những lý do khiến người tiêu dùng e ngại.
Lý giải về vấn đề trên, ông Ngô Tiến Dũng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) cho rằng, việc dán tem nhãn truy xuất nguồn gốc thực phẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định nguồn thực phẩm có an toàn hay không, có xuất xứ rõ ràng không.
Tuy nhiên, hiện việc các doanh nghiệp tự dán tem, nhãn lên sản phẩm của mình và không có một loại tem nhãn cố định, hay tem nhãn có nhưng khi kích hoạt truy xuất lại không được… Khiến người tiêu dùng tỏ ra lo ngại về nguồn gốc thực phẩm là điều khó tránh khỏi.
Cũng theo ông Dũng, một nguyên nhân nữa khiến người tiêu dùng không mặn mà với việc sử dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc, đó là cách sử dụng. Người tiêu dùng muốn truy xuất nguồn gốc thực phẩm, họ buộc phải tự mày mò, tự tìm kiếm… Ông Dũng đề cập: “Rất nhiều người tiêu dùng có sử dụng điện thoại thông minh, nhưng lại không kết nối mạng.
Hoặc có kết nối mạng nhưng lại không biết cách truy xuất nguồn gốc thực phẩm bằng điện thoại. Trong khi đó, tại một số siêu thị hay cửa hàng tiện ích, hầu như không có một bảng hướng dẫn nào, hướng dẫn người tiêu dùng ứng dụng CNTT để truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Vì thế, nhiều người tiêu dùng đành phải mua sắm theo thói quen truyền thống là kiểm tra bằng mắt, kinh nghiệm và đặt niềm tin vào siêu thị, vào thương hiệu mà mình lựa chọn”.
Theo các chuyên gia nông nghiệp, để đề án ứng dụng CNTT vào truy xuất nguồn gốc thực phẩm đạt được hiểu quả, trước hết cần phải đơn giản hóa các ứng dụng truy xuất, thực hiện quy định bắt buộc tại các cửa hàng, siêu thị buộc treo bảng hướng dẫn, thông báo về việc hướng dẫn sử dụng ứng dụng CNTT như thế nào.
Ngoài ra, các cơ quan nhà nước cũng cần phải có những thống nhất cụ thể về việc một loại tem mã QR code. Quy định các đơn vị được phép dán các loại tem nhãn truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thông qua việc kiểm định rõ ràng nguồn gốc sản phẩm…
Ngoài ra, cần tăng cường tuyên truyền về tác hại của thực phẩm kém an toàn, tuyên truyền về sự quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Thậm chí cần thiết tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho các em học sinh, sinh viên… để họ tự tuyên truyền lại với gia đình.
Có như vậy, đề án mới thật sự thành công và người tiêu dùng sẽ đón nhận ứng dụng này bằng tâm thế chủ động. Khi đó, người dân sẽ hiểu được lợi ích và quyền lợi của mình khi thực hiện ứng dụng truy xuất nguồn gốc thực phẩm bằng điện thoại thông minh, đó chính là bảo về gia đình bằng chính sự thông thái của mình.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05
Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 28/10/2024 10:31
Lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng
Y tế 28/10/2024 06:03
Phẫu thuật thành công cho người đàn ông bị lưỡi bừa đâm xuyên cẳng chân
Y tế 27/10/2024 16:42