Trục lợi từ mua thiết bị chống Covid-19: Hành vi phi đạo đức, không thể dung thứ

(LĐTĐ) Như báo Lao động Thủ đô đã đưa tin, ngày 22/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bị can Nguyễn Nhật Cảm cùng 6 đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội – Sở Y tế Hà Nội. Việc trục lợi vào thời điểm mà cả nước đang đồng lòng, quyết tâm đẩy lùi đại dịch Covid-19 là hành vi phi đạo đức, tội ác không thể dung thứ.    
truc loi tu mua thiet bi chong covid 19 hanh vi phi dao duc khong the dung thu Bắt tạm giam Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội
truc loi tu mua thiet bi chong covid 19 hanh vi phi dao duc khong the dung thu Khởi tố 2 đối tượng vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid-19
truc loi tu mua thiet bi chong covid 19 hanh vi phi dao duc khong the dung thu Tội phạm liên quan đến dịch Covid-19: Xử nghiêm để làm gương

Hành vi gian lận gây thiệt hại nghiêm trọng cho Nhà nước

Các bị can gồm PGS-TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc CDC Hà Nội; Nguyễn Vũ Hà Thanh, Trưởng phòng Tài chính kế toán; Lê Xuân Tuấn, nhân viên Phòng Tài chính kế toán (CDC Hà Nội); Đào Thế Vinh, Giám đốc Công ty TNHH vật tư khoa học và thương mại VN (MST); Nguyễn Trần Duy, Tổng giám đốc Công ty CP định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành; Nguyễn Ngọc Nhất, nhân viên Công ty TNHH phát triển khoa học Vitech và Nguyễn Thanh Tuyền, nhân viên Công ty TNHH thiết bị y tế Phương Đông.

Theo C03, các bị can trong vụ án đã có hành vi cấu kết, gian lận, thông đồng, nâng khống giá trị gói thầu mua sắm hệ thống Realtime PCR tự động - xét nghiệm Covid-19 gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước.

Cụ thể, từ đầu năm 2020, nhằm đáp ứng nhu cầu xét nghiệm phòng, chống dịch Covid-19, CDC Hà Nội đã thực hiện mua sắm một số hệ thống Realtime PCR tự động, bao gồm các máy tách chiết mẫu, máy phân tích mẫu và phụ tùng, chi phí bảo trì từ các doanh nghiệp trên.

Do thời gian gấp nên việc mua sắm này được CDC Hà Nội thực hiện theo phương thức chỉ định thầu. Tuy nhiên, các hệ thống Realtime PCR tự động đã được CDC Hà Nội đưa vào với giá hơn 7 tỉ đồng/hệ thống, cao hơn rất nhiều so với giá thị trường.

Được biết, CDC Hà Nội đã căn cứ vào mức giá đề xuất của Công ty CP định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành, tuy nhiên qua xác minh cho thấy các hệ thống Realtime PCR tự động có giá trị thực tế chỉ hơn 4 tỉ đồng.

Điều này cho thấy, CDC Hà Nội và các doanh nghiệp đã móc ngoặc với nhau đẩy giá lên cao để trục lợi khoản chênh lệch. Hiện, C03 đang tiếp tục làm rõ vai trò các bị can trong vụ án cũng như hành vi trục lợi cá nhân để thu hồi tài sản cho nhà nước.

truc loi tu mua thiet bi chong covid 19 hanh vi phi dao duc khong the dung thu
Các đối tượng bị bắt giam trong vụ việc xảy ra tại Trung tâm CDC Hà Nội (Ảnh: CQCA)

Trước đó, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội vào ngày 17/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, Bộ Công an đã triệu tập nhiều cán bộ của CDC Hà Nội trong việc mua sắm máy xét nghiệm.

Việc này cũng liên quan đến một số tỉnh, thành khác. Quan điểm của Thường trực Thành ủy, Bí thư Thành ủy và của ban chỉ đạo là các trường hợp vi phạm phải được điều tra xử lý và xử lý nghiêm, chứ chúng ta không nương nhẹ bất cứ trường hợp nào. Trong đối phó với dịch bệnh mà lại có hành vi như vậy là những tình tiết tăng nặng…

Cần xử lý nghiêm để răn đe

Vào thời điểm này, khi dịch Covid-19 vẫn còn là mối nguy hoại cho toàn xã hội thì công tác đấu tranh với tội phạm tham nhũng, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi cá nhân (đặc biệt như những hành vi phạm tội vừa bị phát hiện tại Trung tâm CDC Hà Nội) cần phải được xử lý nghiêm, không có vùng cấm. Có như thế, dư luận mới có niềm tin vào các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, luật sư Phạm Quốc Thanh – Trưởng văn phòng luật sư Quốc Thái cho biết: Trong lúc cả nước đang gồng mình, nỗ lực để đẩy lùi dịch Covid-19 thì hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi cá nhân là không thể chấp nhận. Lợi dụng bệnh dịch để trục lợi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Bởi vậy, các đối tượng này cần xử lý nghiêm để răn đe.

“Trong vụ án có đồng phạm, cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ vai trò đồng phạm, đối tượng nào là chủ mưu cầm đầu, đối tượng nào trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội, đối tượng nào với vai trò giúp sức, xúi giục để phân hóa vai trò đồng phạm, làm cơ sở để tòa án giải quyết vụ án và có hình phạt phù hợp đối với từng đối tượng”, luật sư Thanh nói.

Trong quá trình điều tra, nếu cơ quan điều tra có căn cứ cho thấy các đối tượng này ngoài việc thực hiện hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng thì còn có hành vi đưa hối lộ, nhận hối lộ thì sẽ bị khởi tố thêm về tội danh này. Bởi, trong các hoạt động có sự cấu kết giữa doanh nghiệp và cán bộ nhà nước trong việc làm sai công vụ thì rất có thể có hành vi có người thi hành công vụ đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người khác (người đưa tài sản).

Hiện các bị can đã bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 222 Bộ Luật hình sự 2015. Theo đó, trường hợp có căn cứ cho thấy các đối tượng đã thực hiện hành vi: Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu; Thông thầu; Gian lận trong đấu thầu; Cản trở hoạt động đấu thầu; Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu; Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu hoặc chuyển nhượng thầu trái phép gây thiệt hại cho nhà nước từ 100 triệu đồng trở lên thì các đối tượng này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên. Trong trường hợp thiệt hại đến 1 tỷ đồng, các đối tượng sẽ phải đối mặt với mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù giam…

Quyết liệt trong công tác xét xử các vụ án liên quan đến Covid-19, mới đây, TAND Tối cao đã ban hành công văn hỏa tốc gửi TAND các cấp để chỉ đạo công tác ngành trong bối cảnh tiếp tục giãn cách xã hội phòng, chống dịch Covid-19. TAND Tối cao yêu cầu các tòa án ưu tiên đưa ra xét xử, giải quyết các vụ chuẩn bị hết thời hạn xét xử, các vụ án liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19, các vụ việc phục vụ cho nhiệm vụ chính trị địa phương, các vụ án nghiêm trọng được dư luận xã hội quan tâm.

Năm 2018, khi còn là Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, ông Trần Nhật Cảm đã bị tố cáo nhiều sai phạm. Cụ thể, tập thể cán bộ nhân viên Trung tâm đã gửi đơn tới báo Lao động Thủ đô phản ánh, trong năm 2017, tổng thu nhập được hưởng của ông Nguyễn Nhật Cảm là hơn 1 tỉ đồng, số tiền này cao gấp 5 lần mà Phó Giám đốc Trung tâm được hưởng, gấp 12 lần lương bác sĩ (hạng II) chuẩn bị về hưu, gấp 29,5 lần lương viên chức Đại học được hưởng... Không những vậy, ông Nguyễn Nhật Cảm đã chỉ đạo, điều hành phân phối nguồn thu đơn vị cho “lợi ích nhóm” gia đình. Để chứng minh cho nhận định này, một bản thu nhập so sánh với các cán bộ có cùng thời gian công tác, thời gian làm việc tại Trung tâm cũng được chỉ rõ...
P.V

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

(LĐTĐ) Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang xét xử sơ thẩm "đại án" Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ, cựu lãnh đạo Bộ Công Thương cùng một số cán bộ ngân hàng. Vụ án đang tiếp tục phần xét hỏi, dự kiến kết thúc vào ngày 5/12/2024 và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong đó có vấn đề trách nhiệm của các ngân hàng liên quan.
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.

Tin khác

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xem thêm
Phiên bản di động