Triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên địa bàn TP đúng tiến độ
Dịch vụ công trực tuyến mức 4 đối với thủ tục XNK hàng hóa | |
Nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến | |
Toàn Thành phố đang vận hành 502 dịch vụ công trực tuyến |
Đó là khẳng định của Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý tại buổi làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP Hà Nội về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác 7 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 5 tháng cuối năm 2018.
Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý phát biểu tại buổi làm việc |
Theo Phó Giám đốc Sở TT&TT Đặng Vũ Tuấn, tính đến 31/7/2018, toàn TP đã đưa vào hoạt động 552/1.883 dịch vụ công trực tuyến (trong đó: 382 dịch vụ mức 3 và 170 dịch vụ mức 4) chiếm 30% tổng số dịch vụ công của cơ quan hành chính TP.
Trên cơ sở danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được UBND TP phê duyệt, Sở đang phối hợp với các đơn vị tiếp tục triển khai. Đồng thời, tích cực triển khai hệ thống 1 cửa điện tử dùng chung 3 cấp kết nối với hệ thống dịch vụ công trực tuyến của TP.
Về phát triển công nghiệp CNTT, Sở đang tham mưu UBND TP xây dựng kế hoạch triển khai Khu Công viên phần mềm TP Hà Nội và tiếp tục vận hành hiệu quả Vườn ươm Doanh nghiệp CNTT đổi mới sáng tạo Hà Nội.
Nhiệm vụ trọng tâm 5 tháng cuối năm 2018, Sở TT&TT sẽ trình UBND TP ban hành Quyết định điều chỉnh quy hoạch phát triển CNTT đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Kiến trúc Chính quyền điện tử TP Hà Nội. Tham mưu UBND TP triển khai kế hoạch ứng phó sự cố đảm bảo an toàn thông tin mạng trên địa bàn TP năm 2018; tổ chức thực hiện diễn tập an toàn thông tin TP năm 2018; tổ chức diễn đàn cấp cao về TP thông minh Châu Á - Châu Đại dương năm 2018 tại Hà Nội.
Tiếp tục tổ chức triển khai Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước năm 2018. Tổ chức triển khai Trung tâm Điều hành thông minh thành phố Hà Nội. Tiếp tục phối hợp các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã triển khai các DVCTT mức độ 3, 4 theo danh mục đã được UBND TP ban hành, đảm bảo đến hết năm 2018 đảm bảo tỷ lệ 55% TTHC được cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4. Triển khai Hệ thống “một cửa” điện tử dùng chung 3 cấp của TP, gắn với Cổng DVCTT của TP, tích hợp chữ ký số chuyên dùng của Ban Cơ yếu Chính phủ.
Sử dụng dịch vụ công trực tuyến ở bộ phận một cửa huyện Quốc Oai. |
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý đánh giá cao những cố gắng của tập thể, lãnh đạo, công chức, viên chức Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội trong việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 trên địa bàn Thủ đô. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, đặc biệt là cơ chế, chính sách trong lĩnh vực CNTT hiện nay vẫn chưa đồng bộ, trong khi khối lượng công việc là rất lớn, song với sự đổi mới, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, sự nỗ lực, cố gắng của tập thể, lãnh đạo công chức viên chức toàn Sở, 7 tháng đầu năm 2018, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã triển khai thực hiện có hiệu quả, toàn diện trên các mặt công tác.
Để đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ năm 2018, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý đề nghị Sở tập trung thực hiện tốt một số nội dung: Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ đưa ra phương án sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí TP Hà Nội.
Đối với các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội phối hợp tuyên truyền về Hà Nội, cần hợp tác thường xuyên, tổng hợp báo cáo UBND TP kết quả công tác tuyên truyền. Thường xuyên phối hợp với quận Hoàn Kiếm duy trì hiệu quả, chất lượng hoạt động của phố sách. Đánh giá kết quả thực hiện Đề án “Sắp xếp lại và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Đài truyền thanh phường, xã, thị trấn trên địa bàn Hà Nội” sau 1 năm thực hiện.
Có kế hoạch tổng thể về xây dựng trạm BTS thân thiện trên địa bàn TP, trước mắt triển khai tại 04 quận lõi: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng. Tiếp tục triển khai thực hiện công tác hạ ngầm và quản lý hệ thống cáp viễn thông, các công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị sử dụng chung trên địa bàn TP. Tập trung triển khai các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên địa bàn TP đúng tiến độ, chỉ tiêu đề ra.
Đối với lĩnh vực Thông tin điện tử, Phó Chủ tịch UBND TP cho rằng, hiện nay chúng ta đang quản lý rất nhiều báo mạng, trong khi vẫn chưa có chế tài cụ thể. Vì vậy, Sở cần có văn bản đề nghị Bộ TT&TT xây dựng văn bản quy phạm pháp quy về lĩnh vực này để các địa phương, Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan quản lý nhà nước có căn cứ thực hiện.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59