Trên 83% thí sinh có điểm dưới trung bình môn Lịch sử: Lỗi bởi cách đào tạo?
3 học sinh cùng một lớp đạt điểm 10 môn Lịch sử | |
Các thí sinh bước vào ngày thi cuối cùng của kỳ thi THPT Quốc gia |
Theo thống kê từ kết quả các môn thi THPT Quốc gia cho thấy, điểm thi năm nay thấp hơn hẳn so với năm 2017. Số lượng bài thi đạt điểm tuyệt đối đã giảm rõ rệt. Nếu như năm ngoái, cả nước có 4.235 điểm 10 thì năm nay, con số này chỉ dừng lại ở mức 447.
Hiểu lịch sử nước nhà mới phát huy được tinh thần dân tộc. (Ảnh minh họa) |
Trong đó, môn Giáo dục công dân chiếm đa số với 309 điểm 10 và môn Ngoại ngữ xếp thứ hai với 76 điểm 10. Các môn Toán, Vật lý, Sinh học số lượng điểm 10 rất hiếm hoi. Riêng môn Ngữ văn, cả nước không có thí sinh nào đạt điểm 10. Điều này không lạ khi đề thi năm nay được nhiều chuyên gia đánh giá là có độ phân hóa cao, tăng độ khó nhiều so với năm 2017.
Đặc biệt môn Lịch sử ở nhiều địa phương có điểm thấp kỷ lục. Căn cứ vào phổ điểm chính thức môn Lịch sử, toàn quốc ghi nhận có 11 em đạt điểm 10. Trong khi đó có tới 468.628 thí sinh đạt điểm dưới 5 (chiếm 83,24%).Tại TP Hồ Chí Minh, gần 81% thí sinh có điểm dưới trung bình môn Lịch sử. Trong số 28.000 thí sinh dự thi, có 19,1% thí sinh đạt từ 5 điểm trở lên. Số thí sinh từ 8 điểm trở lên chỉ chiếm 0,36%.
Môn này cũng không có điểm 10 và chỉ duy nhất một thí sinh đạt điểm 9,75. Tương tự, tại Đồng Nai, theo điểm thi môn Lịch sử kỳ thi THPT Quốc gia 2018 cũng có kết quả rất thấp. Trong kỳ thi THPT 2018, tỉnh Đồng Nai có 28.833 thí sinh dự thi. Môn Lịch sử có tỉ lệ bài thi từ 5 điểm trở lên chỉ đạt 12,76%. Điều này đồng nghĩa với việc có tới 88,24% thí sinh không vượt qua điểm trung bình. Tại Phú Yên, môn Lịch sử có phổ điểm thấp nhất với 87,8% bài thi có dưới điểm 5.
Điều đáng nói, năm nay số lượng thí sinh đăng kí tự chọn môn Lịch sử khá cao nhưng điểm thi lại thấp. Phân tích về hiện tượng này, GS.TS Phạm Hồng Tung- Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Chủ biên môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, cho hay, có thể các em chọn tổ hợp thi nhưng ngành tuyển sinh không có môn Sử hoặc các em có thể có học nhưng điểm thi không cao.
Ngoài ra, cũng có thể do cách dạy học chưa đổi mới nhưng đã thay đổi cách thi nên các em chưa bắt kịp. Chúng ta vẫn giáo dục theo hướng tiếp cận nội dung mà chưa chuyển sang tiếp cận năng lực. Nhồi nhét một mớ kiến thức có sẵn vừa nặng về học thuộc ghi nhớ, vừa nặng về tuyên truyền mà không biết áp dụng vào đâu sẽ gây ra sự phản cảm, nhàm chán.
Các năm trước, học sinh với tâm lý coi đây là môn học thuộc, có thể ăn may nhờ trúng tủ nên ngày càng nhiều em chọn môn này. Tuy nhiên đề thi năm nay phân hóa rõ hơn, không phải cứ học thuộc là làm được nên kết quả thấp hơn đáng kể. Bên cạnh đó, mặc dù đã có đề thi minh họa nhưng nhiều học sinh chủ quan không nắm vững được sự thay đổi của đề thi.
Đề thi năm nay đã tiệm cận được với chương trình phổ thông mới của môn Lịch sử. Mặc dù chưa đáp ứng được hoàn toàn nhưng bước đầu làm được như vậy đã là rất tốt. Hướng đi đề thi như thế là hoàn toàn khoa học và đúng đắn. Năm sau và năm sau nữa vẫn cần đi theo con đường này nhưng từng bước một để hoàn chỉnh cách đánh giá theo năng lực và trắc nghiệm khách quan.
“Ưu điểm của đề thi trắc nghiệm khách quan là không ai can thiệp được vào việc chấm thi, từ đó tránh được sự cảm quan và tiêu cực trong thi cử. Tuy nhiên ra được đúng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để đánh giá đúng năng lực là một thách thức rất lớn cho người ra đề. Ngoài ra, chúng ta không thể chấp nhận được việc học một đằng, thi một nẻo. Đây là nguyên tắc từ Nghị quyết của Đảng đến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GDĐT. Nền giáo dục ứng thí đã đến lúc cáo chung.
Bây giờ, phải là học gì thi nấy. Tuy nhiên, để hiện thực hóa điều đó cần có thời gian và sự chuẩn bị, nhất là những người chịu trách nhiệm chuyên môn tổ chức chương trình đổi mới giáo dục và đổi mới thi cử. Đặc biệt với những môn Khoa học xã hội, chúng ta phải làm từng bước để xã hội, thầy cô giáo và học sinh tập làm quen với sự thay đổi đó - GS.TS Phạm Hồng Tung chia sẻ thêm
Cũng theo GS.TS Phạm Hồng Tung (Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Chủ biên môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông mới), Lịch sử và Ngoại ngữ là hai hành trang hội nhập quan trọng nhất của thế hệ trẻ hiện nay. Tuy nhiên, cả 2 môn thi đều cho kết quả đáng báo động.
Nếu không nhận thức nghiêm túc, đây sẽ là nguy cơ cho sự phát triển bền vững của xã hội, đất nước. Kết quả này cũng là lời cảnh báo nghiêm khắc và việc xã hội quan tâm đến là hoàn toàn chính đáng. Ngành giáo dục, trực tiếp là nhà trường và các thầy cô, phải chịu trách nhiệm về điều này, đồng thời cần có giải pháp lâu dài và đúng đắn.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40