Trả “hồn” cho khu phố cổ Hà Nội
Kỳ cuối: Phát huy các lợi thế | |
Hội An mùa hoa giấy | |
Kỳ 2: Tạo lập các giá trị mới |
Phố Cổ khoác áo mới
Thời điểm này, nếu đến phố Chả Cá thuộc khu bảo tồn cấp I sẽ thấy việc chỉnh trang, cải tạo mặt tiền các ngôi nhà đang diễn ra nhộn nhịp. Đây là khu phố tập trung đông khách du lịch nên việc chỉnh trang phải hạn chế tối đa sự ảnh hưởng đến việc đi lại cũng như văn minh đô thị. Cũng tương tự, công tác cải tạo trên phố Mã Mây cũng được tiến hành hết sức nhộn nhịp.
Phố cổ Hà Nội đang được khoác lên mình tấm áo mới, tràn đầy sức sống. |
Căn nhà của gia đình bà Cao Thị Mạnh Tân, số 76 Mã Mây vốn được xây dựng từ nhiều đời nay và là một trong số ít các nhà không kinh doanh mặc dù có mặt tiền khá rộng. Bà muốn giữ không gian bình yên cho gia đình dù ngôi nhà nằm giữa sự nhộn nhịp của cả khu phố. Căn nhà đã được đơn vị thi công trát lại những mảng tường đã bong tróc, quét lại vôi ve, sơn lại chấn song cửa, loại bỏ máng hứng nước dưới mái hiên. Cũng như nhiều người bà Tân rất đồng tình ủng hộ với dự án này.
Thực tế đã thấy rõ, sau chỉnh trang, nhiều tuyến phố sạch đẹp, gọn gàng hơn. Dù chỉ giải quyết được một phần bộ mặt phố cổ song sự hiện diện của các ngôi nhà mới tạo thêm diện mạo cho di sản. Bên cạnh kiến trúc truyền thống Việt Nam, nhiều kiến trúc khác của phố cổ Hà Nội như: Kiến trúc phong cách Trung Hoa, kiến trúc theo kiểu Địa Trung Hải châu Âu, kiến trúc theo phong cách Anpo châu Âu và kiếm trúc theo phong cách Art-Deco châu Âu được khôi phục lại. Sự đa dạng trong phong cách kiến trúc tạo đặc trưng cho phố cổ Hà Nội.
Khu phố cổ Hà Nội có diện tích 105 ha, thuộc 10 phường của quận Hoàn Kiếm, gồm 79 tuyến đường, thuộc 83 ô phố, được chia làm khu vực bảo tồn cấp 1 và khu vực bảo tồn cấp 2. Xác định bảo tồn nét đẹp phố cổ chính là bảo tồn văn hóa Thăng Long, đồng thời thúc đẩy phát triển du lịch một cách bền vững nhất. |
Đi qua nhiều tuyến phố như: Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Dầu, Đào Duy Từ, Mã Mây, Nhà Thờ, Nhà Chung, Hàng Trống… sự đổi thay được nhìn thấy rõ rệt. Những ngôi nhà cổ được xây dựng từ trước năm 1954 vừa giữ được nét cổ kính, vừa không bị “lọt thỏm” với những kiến trúc mới. Các ngôi nhà được cải tạo sau này cũng được đổi màu sơn, để không quá đối lập với những ngôi nhà cũ, nhà cổ.
Một số tuyến phố đã không còn những những “ba-lô, chuồng cọp” hay cơi nới ở ban công. Các con phố kinh doanh nhộn nhịp như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường…, một thời “rợp trời” mái che, mái vẩy, giờ cũng gọn gàng hơn. Những đổi thay này có được là nhờ kết quả hơn ba năm liên tục triển khai đề án chỉnh trang phố cổ của UBND quận Hoàn Kiếm.
Mục tiêu năm 2020
Bắt đầu triển khai từ năm 2016, đến thời điểm này, công tác chỉnh trang đã thực hiện được gần 30 tuyến phố, riêng năm 2019 kế hoạch hoàn thành 12 tuyến. Việc chỉnh trang lại không gian tại các tuyến phố đã đem đến những chuyển biến tích cực cho cảnh quan đô thị. Một số khu vực được bổ sung trang trí cây xanh, chậu hoa ở ban công các công trình. Các di tích và công trình kiến trúc có giá trị được đầu tư chiếu sáng... Nhờ vậy, diện mạo đô thị ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn.
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội Đặng Đình Bằng cho biết, việc khôi phục kiến trúc cũ không khó khăn vì đã có những quy định liên quan nhưng do đa phần các nhà đều đang kinh doanh nên việc triển khai theo đúng kế hoạch không đơn giản. Tại nhiều tuyến phố, do đều là nhà cho thuê nên đơn vị thi công rất khó tiếp cận được với chủ nhà để lên kế hoạch chỉnh trang. Ngoài ra, bên cạnh những gia đình ủng hộ, còn có một số hộ dân chưa hợp tác do còn nhiều lo ngại. Đối với những trương hợp này, đơn vị thi công và tổ dân phố cũng mất nhiều thời gian hơn để giải quyết những vướng mắc. Đây cũng là bài toán thực tế cần phải giải quyết từ trước nếu muốn công tác chỉnh trang phố cổ được tiến hành đúng tiến độ. Được biết, ngoài đầu tư bằng nguồn ngân sách, UBND quận Hoàn Kiếm cũng kêu gọi đầu tư cải tạo bằng nguồn lực xã hội hóa từ các hộ dân, tổ chức cơ quan, doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng công trình. Có thể tại thời điểm này, người dân và khách du lịch trong khu vực sẽ cảm thấy đôi chút bất tiện vì vỉa hè bị trưng dụng một phần để dựng giàn giáo, phục vụ công tác chỉnh trang. Tuy nhiên, thành quả tại những tuyến phố đã hoàn thành, khoác trên mình chiếc "áo mới", là kết quả đáng khích lệ và mục tiêu chung để cùng hướng tới. |
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội Đặng Đình Bằng cho biết, việc khôi phục kiến trúc cũ không khó khăn vì đã có những quy định liên quan nhưng do đa phần các nhà đều đang kinh doanh nên việc triển khai theo đúng kế hoạch không đơn giản. Tại nhiều tuyến phố, do đều là nhà cho thuê nên đơn vị thi công rất khó tiếp cận được với chủ nhà để lên kế hoạch chỉnh trang.
Ngoài ra, bên cạnh những gia đình ủng hộ, còn có một số hộ dân chưa hợp tác do còn nhiều lo ngại. Đối với những trương hợp này, đơn vị thi công và tổ dân phố cũng mất nhiều thời gian hơn để giải quyết những vướng mắc. Đây cũng là bài toán thực tế cần phải giải quyết từ trước nếu muốn công tác chỉnh trang phố cổ được tiến hành đúng tiến độ.
Được biết, ngoài đầu tư bằng nguồn ngân sách, UBND quận Hoàn Kiếm cũng kêu gọi đầu tư cải tạo bằng nguồn lực xã hội hóa từ các hộ dân, tổ chức cơ quan, doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng công trình. Có thể tại thời điểm này người dân, người dân và khách du lịch trong khu vực sẽ cảm thấy đôi chút bất tiện vì vỉa hè bị trưng dụng một phần để dựng giàn giáo, phục vụ công tác chỉnh trang. Tuy nhiên, thành quả tại những tuyến phố đã hoàn thành, khoác trên mình chiếc "áo mới", là kết quả đáng khích lệ và mục tiêu chung để cùng hướng tới.
Mặc dù diện mạo phố cổ được cải thiện cùng với quá trình chỉnh trang, tuy nhiên, vẫn còn những băn khoăn về quản lý đô thị. Bên cạnh đó, do đặc thù kinh doanh, một số hộ dân cũng trang bị những dàn đèn trang trí quá nổi bật, lạm dụng biển hiệu, lấn chiếm không gian hè phố….
Để phố cổ đẹp hơn, thì không chỉ việc chỉnh trang, mà cần thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự đô thị. Càng cần hơn nữa tăng cường công tác vận động để nhân dân ý thức hơn về giá trị kiến trúc, cảnh quan phố cổ cùng sự phát triển chung của thành phố
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26