Top 5 nguy cơ về tội phạm mạng năm 2018 không thể lơ là

Tội phạm mạng áp dụng những tiến bộ về trí thông minh nhân tạo và tự động hóa để đòi tiền chuộc từ các dịch vụ thương mại, “vũ khí hóa” số lượng lớn các thiết bị IoT và tấn công những hạ tầng trọng yếu…
top 5 nguy co ve toi pham mang nam 2018 khong the lo la Luật An ninh mạng: Điều chỉnh đúng đối tượng
top 5 nguy co ve toi pham mang nam 2018 khong the lo la Xây dựng Chính phủ điện tử phải bảo đảm an toàn, an ninh mạng
top 5 nguy co ve toi pham mang nam 2018 khong the lo la Bảo đảm an ninh thông tin trong hội nhập
top 5 nguy co ve toi pham mang nam 2018 khong the lo la Phá vỡ hàng rào bảo mật của trình duyệt ẩn danh Tor
top 5 nguy co ve toi pham mang nam 2018 khong the lo la 10 vấn đề đang khiến giới doanh nghiệp toàn cầu “mất ngủ”

Đại diện của đội nghiên cứu toàn cầu Fortinet FortiGuard Labs - ông Chew Poh Chang, Chiến lược gia An ninh mạng của Fortinet, đã đưa ra những dự đoán về bối cảnh nguy cơ trong năm 2018. Xu hướng này cho biết những biện pháp và chiến lược tội phạm mạng sẽ áp dụng trong tương lai gần, đồng thời phác họa những tác động tiềm tàng của các cuộc tấn công mạng lên nền kinh tế toàn cầu.

Theo đó, động lực của nền kinh tế số là đổi mới công nghệ, một yếu tố tạo ra cả cơ hội tốt và xấu cho an ninh mạng. Sự xuất hiện của hàng loạt các loại thiết bị trực tuyến cùng khả năng siêu kết nối chính là nguồn gốc tạo ra “sân chơi” dành cho tội phạm, khiến mọi thứ trở nên kém an toàn hơn. Đồng thời, các thế lực thù địch vẫn đang khai thác trí thông minh tự động và nhân tạo với một tốc độ và quy mô đáng sợ trên bình diện tấn công ngày càng mở rộng.

Những cuộc tấn công như WannaCry và NotPetya chính là lời cảnh báo cho tình trạng không an toàn ở mọi nơi cũng như những tác động tiềm năng lên nền kinh tế trong tương lai gần, mà nguyên nhân là do tiền chuộc hay sự hỗn loạn của các dịch vụ thương mại hay sở hữu trí tuệ. Những biện pháp an ninh dạng kiến trúc (fabric-based) tận dụng được sức mạnh của tự động hóa, tích hợp và xác định phân khúc chiến lược đều có ý nghĩa to lớn trong việc chống lại những cuộc tấn công với trí thông minh cao trong tương lai.

Dự báo cho thấy, sự sinh sôi nảy nở của những thiết bị trực tuyến cho phép truy cập vào thông tin cá nhân, thông tin tài chính, cùng với sự kết nối của vạn vật - từ những thiết bị IoT và hạ tầng trọng yếu như ô tô, nhà, văn phòng, đến sự xuất hiện và tăng trưởng của thành phố thông minh - đã tạo ra cơ hội mới cho tội phạm mạng cùng những nguy cơ khác. Xu hướng này được dự báo sẽ gia tăng trong năm 2018, phát sinh thêm những xu hướng phá hoại mới.

top 5 nguy co ve toi pham mang nam 2018 khong the lo la

Sự trỗi dậy của Hivenet và Swarmbot có khả năng tự học hỏi. Phát triển trên nền những cuộc tấn công tinh vi như Hajime và Devil’s Ivyhay Reaper, tội phạm mạng sẽ áp dụng biện pháp thay thế botnet bằng những cụm thiết bị có trí thông minh đã bị xâm nhập được gọi là hivenet, để tạo ra những hướng tấn công hiệu quả hơn. Hivenet sẽ lợi dụng khả năng tự học hỏi để tấn công hiệu quả những hệ thống yếu kém trên một quy mô chưa từng thấy. Chúng sẽ có khả năng liên lạc với nhau, tự hành động dựa trên trí thông minh cục bộ được chia sẻ.

Ngoài ra, những con xác sống (zombie) này sẽ trở nên cực kỳ thông minh, có thể hành động theo câu lệnh mà không cần chỉ dẫn từ chỉ huy. Vì lý do đó, hivenet sẽ có thể tăng trưởng theo cấp số nhân thành đàn, tăng khả năng tấn công nhiều nạn nhân tại cùng một thời điểm, đồng thời cản trở những biện pháp giảm thiểu hay ngăn chặn. Mặc dù những cuộc tấn công này vẫn chưa tận dụng công nghệ bầy đàn bởi vốn đã có dấu ấn trong mã code, nhưng các thế lực chống phá vẫn có thể tìm cách chuyển đổi nó nhằm tạo khả năng tự học hỏi cao hơn.

Tiền chuộc từ các dịch vụ thương mại là mối làm ăn lớn. Mặc dù mức độ nguy cơ của mã độc tống tiền (ransomware) đã tăng 35 lần trong năm qua với sâu mạng (ransomworm) và những hình thức tấn công khác, nhưng tình hình sẽ không chỉ dừng ở đó. Với mục tiêu tạo ra nhiều dòng doanh thu, ransomware có thể sẽ nhắm tới các nhà cung cấp dịch vụ đám mây và dịch vụ thương mại khác. Các mạng lưới siêu kết nối, phức tạp mà các nhà cung cấp dịch vụ đám mây đã phát triển có thể sẽ trở thành “điểm chết” cho hàng trăm doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, hạ tầng trọng yếu, và tổ chức y tế.

Tội phạm mạng sẽ tiến hành kết hợp công nghệ trí thông minh nhân tạo với các biện pháp tấn công đa hướng nhằm dò quét, phát hiện và lợi dụng những điểm yếu trên môi trường của các nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Tác động của những cuộc tấn công này có thể giúp tổ chức tội phạm kiếm bộn tiền, đồng thời gây rối loạn hệ thống dịch vụ của hàng trăm, hàng ngàn doanh nghiệp cùng khách hàng của họ, có thể lên tới hàng chục ngàn, hay thậm chí là hàng triệu.

Malware biến hình thế hệ mới. Rất có thể trong năm tới hoặc tương lai không xa chúng ta sẽ được chứng kiến những malware hoàn toàn được máy tạo ra nhờ khả năng tự động phát hiện điểm yếu và phân tích dữ liệu phức tạp. Malware biến hình không phải là một khái niệm mới, nhưng chúng sẽ sớm có thêm một bộ mặt mới bằng cách khai thác công nghệ trí thông minh nhân tạo tạo ra những đoạn mã mới tinh vi hơn, có khả năng học hỏi để tránh bị phát hiện bởi những đoạn chương trình (routine) do máy tính viết. Malware đã có thể sử dụng các mô hình học hỏi để tránh biện pháp an ninh, đồng thời tạo ra hàng triệu biến thể virus mỗi ngày. Với việc malware ngày càng được tự động hóa cao thì tình hình sẽ càng trở nên cấp bách hơn trong những năm sắp tới.

Hạ tầng trọng yếu trở thành tiền tuyến. Gần đây, các nhà cung cấp hạ tầng trọng yếu tiếp tục đứng đầu danh sách quan ngại do cả các mối đe dọa về chiến lược và kinh tế. Những tổ chức này quản lý các mạng lưới giá trị cao, bảo vệ các dịch vụ và thông tin quan trọng. Tuy nhiên, hầu hết hạ tầng trọng yếu và mạng công nghệ vận hành đều được biết đến với khả năng bảo vệ kém do được thiết kế để hoạt động cô lập ngay từ đầu.

Web đen và tội phạm mạng lợi dụng tự động hóa để phát triển những dịch vụ mới. Trong khi thế giới tội phạm mạng phát triển thì web đen cũng không kém cạnh. Hiện đã có thể thấy những dịch vụ tân tiến tận dụng khả năng học hỏi của máy móc xuất hiện trên thị trường web đen. Chẳng hạn, một dịch vụ có tên FUD (Fully Undetectable - Hoàn toàn không phát hiện được) đã được cung cấp cùng hàng loạt các dịch vụ khác, cho phép giới lập trình trả phí để tải mã tấn công và mã độc lên một dịch vụ phân tích. Sau cùng, họ sẽ nhận được một báo cáo cho biết mã này có bị phát hiện bởi các công cụ an ninh từ nhiều nhà cung cấp khác nhau hay không.

Đại diện của Fortinet FortiGuard Labs cũng đưa ra khuyến cáo, giới tội phạm mạng táo tợn hoàn toàn có cơ hội áp dụng những tiến bộ trong tự động hóa và trí thông minh nhân tạo, và sử dụng những công cụ phù hợp để phá hoại nền kinh tế số. Cần xây dựng giải pháp an ninh xung quanh công nghệ an ninh tích hợp, thông tin về nguy cơ để đề ra biện pháp hành động, và kiến trúc an ninh cho phép chủ động cấu hình. Ngoài ra, cần đưa quy chuẩn an ninh cơ bản vào các giao thức bảo mật căn bản. Đây là nội dung thường bị xem nhẹ, trong khi đóng vai trò trọng yếu giúp hạn chế những hậu quả xấu…

Theo Phạm Lê/Vnmedia

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.

Tin khác

Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam

Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 21/11, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức họp báo về Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST) với chủ đề Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam.
Apple sắp ra mắt thiết bị nhà thông minh kết hợp AI

Apple sắp ra mắt thiết bị nhà thông minh kết hợp AI

(LĐTĐ) Apple dự kiến sẽ ra mắt một thiết bị nhà thông minh hoàn toàn mới vào tháng 3/2025, mang tên mã J490. Thiết bị này tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), màn hình 6 inch cảm ứng, camera, pin sạc, và loa tích hợp, cho phép người dùng gắn lên tường hoặc đặt ở các bề mặt trong nhà.
Google thử nghiệm tìm kiếm bằng giọng nói liền mạch và phản hồi cực nhanh

Google thử nghiệm tìm kiếm bằng giọng nói liền mạch và phản hồi cực nhanh

(LĐTĐ) Google đang tiến hành thử nghiệm một tính năng mới cho phép người dùng đặt câu hỏi bằng giọng nói, và nhận câu trả lời ngay lập tức, mở ra trải nghiệm tìm kiếm liền mạch, đặc biệt trên thiết bị di động. Tính năng mới này được kỳ vọng sẽ cải thiện đáng kể khả năng tìm kiếm bằng giọng nói của Google, giúp người dùng dễ dàng đặt các câu hỏi tiếp nối mà không cần phải khởi động lại quá trình tìm kiếm.
Trí tuệ nhân tạo (AI) - Bước đột phá giúp hoàn thiện bản đồ não bộ con người

Trí tuệ nhân tạo (AI) - Bước đột phá giúp hoàn thiện bản đồ não bộ con người

(LĐTĐ) Giáo sư Sebastian Seung từ Đại học Princeton (Mỹ), một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực não bộ và AI, nhận định rằng nhờ AI, việc lập bản đồ hoàn chỉnh bộ não con người đã trở thành khả thi trong một tương lai không xa. Theo ông, nếu không có AI, nhân loại sẽ phải mất tới 50.000 năm để giải mã toàn bộ cấu trúc phức tạp của bộ não.
MacBook Pro thế hệ tiếp theo, nâng tầm trải nghiệm người dùng

MacBook Pro thế hệ tiếp theo, nâng tầm trải nghiệm người dùng

(LĐTĐ) Apple tiếp tục gây chú ý với những dự định lớn lao cho dòng sản phẩm MacBook Pro, sau khi vừa ra mắt MacBook Pro M4. Công ty không ngừng phát triển và đã lên kế hoạch cho các cải tiến đáng mong đợi vào năm 2026.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Meta phát triển nền tảng tìm kiếm AI độc lập

Meta phát triển nền tảng tìm kiếm AI độc lập

(LĐTĐ) Meta đang tiến hành xây dựng một công cụ tìm kiếm AI riêng, giúp nâng cao tính tự chủ trong hệ sinh thái và giảm sự phụ thuộc vào các dịch vụ tìm kiếm bên ngoài như Google và Bing. Động thái này đánh dấu bước đi chiến lược của Meta trong việc phát triển nền tảng tìm kiếm AI độc lập, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên các nền tảng của mình, bao gồm Facebook và Instagram.
Google bổ sung 15 ngôn ngữ bản địa châu Phi vào nền tảng dịch thuật

Google bổ sung 15 ngôn ngữ bản địa châu Phi vào nền tảng dịch thuật

(LĐTĐ) Google vừa công bố việc tích hợp thêm 15 ngôn ngữ bản địa châu Phi vào nền tảng dịch thuật, giúp hơn 300 triệu người trên lục địa này có thể tiếp cận thông tin dễ dàng hơn. Với bản cập nhật mới này, Google hiện có khả năng dịch hơn 94 ngôn ngữ toàn cầu sang 25 ngôn ngữ bản địa châu Phi.
Sắp ra mắt mô hình AI mới mạnh hơn GPT-4 gấp 100 lần

Sắp ra mắt mô hình AI mới mạnh hơn GPT-4 gấp 100 lần

(LĐTĐ) OpenAI, cha đẻ của chatbot ChatGPT nổi tiếng, hiện đang ấp ủ một mô hình AI mới mang tên Orion, dự kiến ra mắt vào tháng 12/2024. Mô hình này được dự báo sẽ có khả năng mạnh mẽ hơn GPT-4 hiện tại gấp 100 lần và được coi là một bước đệm quan trọng trong hành trình phát triển trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI) của OpenAI.
Singapore đầu tư 270 triệu USD đào tạo nhân lực siêu máy tính thế hệ mới!

Singapore đầu tư 270 triệu USD đào tạo nhân lực siêu máy tính thế hệ mới!

(LĐTĐ) Với khoản tài trợ lớn lên đến 270 triệu USD, Trung tâm Siêu máy tính Quốc gia Singapore (NSCC) đang đẩy mạnh đào tạo hàng nghìn chuyên gia công nghệ nhằm chuẩn bị cho thế hệ siêu máy tính tiếp theo. Đây là lần thứ hai Quỹ Nghiên cứu Quốc gia Singapore (NRF) cung cấp tài trợ cho lĩnh vực này, cho thấy cam kết của đất nước trong việc phát triển công nghệ tính toán tiên tiến để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong trí tuệ nhân tạo (AI), nghiên cứu biến đổi khí hậu, và chăm sóc sức khỏe.
Xem thêm
Phiên bản di động