Tôn vinh những lao động trực tiếp trong chăm sóc người bệnh
Khẳng định vai trò của người lao động trực tiếp
Trong những năm qua, ngành Y tế Hà Nội luôn chú trọng tới việc nâng cao chất lượng, hiệu quả chuyên môn cho đội ngũ nhân viên y tế tham gia công tác điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh. Trong đó, công đoàn ngành đóng vai trò đồng hành cùng chuyên môn đồng cấp tổ chức nhiều phong trào thi đua gắn với đặc thù ngành nghề… Thông qua các phong trào nhằm động viên, khích lệ, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm, chuyên môn tay nghề cho người lao động.
Khi nói tới mối quan hệ giữa cán bộ y tế và người bệnh thì phần lớn mọi người đều nghĩ đến đó là mối quan hệ giữa bác sĩ và người bệnh. Tuy nhiên, theo Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế Hà Nội Trịnh Tố Tâm, ít người biết rằng lực lượng có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho người bệnh chính là những điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh. Với tinh thần yêu nghề, tận tụy với công việc đội ngũ người lao động trực tiếp này luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ chung của cơ quan, đơn vị và của ngành Y tế Thủ đô.
Công đoàn Y tế Hà Nội trao khen thưởng đột xuất cho các nhân viên phòng Tiêm chủng, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố đã hỗ trợ thai phụ trong tình huống khẩn cấp. |
Hiện tại đội ngũ điều dưỡng, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh của ngành Y tế Hà Nội có 11.788 người. Trong đó, 0,55% có trình độ sau đại học, 16,95% có trình độ đại học. Trong hoạt động chuyên môn của ngành Y tế, điều dưỡng không chỉ là người thực hiện theo các y lệnh của bác sĩ mà họ chính là người trực tiếp chăm lo, phục vụ mọi nhu cầu của người bệnh. Có thể nói, chất lượng của một bệnh viện phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, sự chuyên tâm và tận tuỵ của chính những người điều dưỡng.
Bởi vậy, nhận định về vai trò của công tác điều dưỡng, Tổ chức Y tế thế giới đã khẳng định: “Điều dưỡng là một mắt xích quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe. Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ do người điều dưỡng - hộ sinh cung cấp tác động lớn tới sự hài lòng của người bệnh”. Và Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo “Ở bất cứ quốc gia nào, muốn nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe thì phải chú ý phát triển công tác điều dưỡng”.
Còn đối với kỹ thuật viên, những người lao động tại các khoa cận lâm sàng, hàng ngày, hàng giờ đóng góp sức mình trong chẩn đoán, điều trị và công tác dự phòng. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, các kỹ thuật viên luôn ứng dụng những thành tựu khoa học hiện đại nhằm giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh kịp thời.
Đối với ngành Y tế Hà Nội, thời gian qua đội ngũ kỹ thuật viên đã đóng góp công sức không nhỏ trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Đặc biệt trong công tác giám sát, phát hiện đối tượng có nguy cơ, giúp chẩn đoán xác định ca bệnh nhanh chóng không để lây lan ra cộng đồng.
Rất nhiều kỹ thuật viên tại các khoa xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh của các Trung tâm Y tế, đặc biệt cán bộ Khoa Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Thăm dò chức năng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội đã luôn hết mình vì công việc. Trong tâm dịch Covid-19, họ được đánh giá là những chiến sĩ “tuyến đầu” trong cuộc chiến phòng, chống và đẩy lùi dịch bệnh.
Hay đội ngũ hộ sinh, những người rất quan trọng cho chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh cũng như kế hoạch hóa gia đình… Hầu hết đội ngũ điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên là những người lao động trực tiếp, tiếp xúc với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, các yếu tố nguy cơ, rủi ro lây nhiễm bệnh tật cao. Đây cũng là đội ngũ có thu nhập thấp, chế độ đãi ngộ còn nhiều bất cập, điều kiện làm việc, đời sống gặp nhiều khó khăn.
Mặc dù vậy, trong thời gian qua, dù cương vị nào, lĩnh vực nào, đội ngũ công nhân, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên luôn cố gắng công tác, khắc phục khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên, đóng góp công sức của mình vào hoạt động của đơn vị, của ngành.
Nâng cao chuyên môn tay nghề từ các phong trào thi đua
Theo Chủ tịch Công đoàn Y tế Hà Nội, thời gian qua, toàn thể cán bộ công nhân viên chức trong ngành luôn tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước phấn đấu đạt danh hiệu “Người tốt, việc tốt”, “Sáng kiến, sáng tạo”, “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”…
Cụ thể, tháng 5 đối với tổ chức Công đoàn là “Tháng công nhân” và cũng là tháng có ngày “Điều dưỡng thế giới” 12/5 nhằm tôn vinh những người làm công tác điều dưỡng. Năm vừa qua, nhiều đơn vị đã tổ chức Hội thi, kiểm tra tay nghề điều dưỡng, khen thưởng các điều dưỡng, nữ hộ sinh hoặc kỹ thuật viên đạt thành tích xuất sắc.
Trong Hội thi, đưa tiêu chí tham gia Hội thi vào kết quả đánh giá công tác cá nhân hàng năm; tổ chức mít tinh, gặp mặt, chúc mừng, động viên người làm công tác điều dưỡng. Tổ chức các hoạt động “Tri ân người bệnh”, chăm sóc người bệnh bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Tập trung thực hiện tốt quy chế chuyên môn, đẩy mạnh công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe, đảm bảo an toàn cho người bệnh, thực hiện tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn…
Đặc biệt, nhiều công đoàn cơ sở đã phối hợp chặt chẽ với chuyên môn đồng cấp tổ chức các Hội thi, Hội thao chuyên môn kỹ thuật, luyện tay nghề, ôn lý thuyết tổ chức Hội thi “Điều dưỡng giỏi, thanh lịch” cấp cơ sở và tổ chức Hội thi cấp Ngành (năm 2019), “Hội thao kỹ thuật tuổi trẻ ngành Y tế”, Hội thi “Giao tiếp ứng xử” cấp cơ sở…
Thông qua các Hội thi, đã trang bị cho người lao động thêm kỹ năng, kiến thức đặc biệt là trong giao tiếp ứng xử của cán bộ y tế trong thực hành nhiệm vụ chuyên môn, đồng thời khích lệ tinh thần lao động sáng tạo và tận tụy. Tiêu biểu vừa qua có nữ hộ sinh Nguyễn Thị Thu Thảo - Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã có thành tích xuất sắc cấp cứu thành công cho sản phụ không kịp đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, sinh con ngay trên xe taxi tại Trung tâm, đã được Công đoàn ngành Y tế Hà Nội khen thưởng đột xuất trong tháng 5/2020.
Bên cạnh hoạt động chuyên môn, các Công đoàn cơ sở đã phối hợp tốt với chi hội Điều dưỡng các đơn vị tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động. Đồng thời tổ chức các hoạt động tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa các phong trào thi đua mang tính đặc thù ngành nghề như “Đổi mới phong cách thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, “Giao tiếp ứng xử”… gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50