Tập huấn về an toàn truyền máu, góp phần chăm sóc người bệnh tốt hơn
Máu và các chế phẩm từ máu được sử dụng ngày càng nhiều trong công tác chữa bệnh. Việc chỉ định đúng, sử dụng hợp lý máu và các chế phẩm máu là vô cùng quan trọng vì sai sót có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Theo đó, qua buổi tập huấn, đội ngũ nhân viên y tế không những được cập nhật, chia sẻ các kiến thức chuyên môn mà còn được trang bị các kỹ năng cần thiết giúp nâng cao công tác phục vụ, chăm sóc người bệnh và bảo vệ chính mình.
An toàn truyền máu là khâu tối quan trọng và cần được quan tâm đặc biệt. (Ảnh: Minh Khuê). |
Hiện nay, thuật ngữ an toàn truyền máu phải được hiểu theo nghĩa rộng là an toàn cho người cho máu, an toàn cho nhân viên làm công tác truyền máu và an toàn cho người nhận máu. Trong an toàn truyền máu, việc sàng lọc các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu có tầm quan trọng rất lớn để góp phần chủ động ngăn ngừa tình trạng nhiễm bệnh của người nhận máu từ máu đã được truyền.
An toàn truyền máu là một quy trình khép kín gồm nhiều giai đoạn từ khi tuyển chọn người hiến máu, khám lâm sàng, làm các xét nghiệm sàng lọc, thu thập máu, sản xuất các chế phẩm máu, lưu trữ, phân phối máu... đến chỉ định truyền máu và thực hành truyền máu trên lâm sàng. Trong đó, giai đoạn sàng lọc để phát hiện các mầm bệnh nguy hiểm tiềm ẩn có trong máu truyền là yếu tố vô cùng quan trọng, giúp ngăn ngừa việc người nhận máu mắc phải các bệnh truyền nhiễm.
Công tác truyền máu là toàn bộ các hoạt động để đưa máu, chế phẩm máu vào người bệnh với mục đích chữa bệnh, thực chất là đưa thành phần sống của cơ thể này vào cơ thể khác. An toàn truyền máu là người nhận máu đạt được hiệu quả điều trị mà không bị ảnh hưởng xấu do truyền máu mang lại, người cho máu và những người khác (gồm cả nhân viên y tế) không bị ảnh hưởng sức khỏe. Như vậy, có thể nói truyền máu chỉ đạt hiệu quả khi truyền máu an toàn.
Cũng tại buổi tập huấn, các chuyên gia đến từ Tổ chức REI cũng lưu ý, bên cạnh việc cập nhật kiến thức về an toàn truyền máu, cần phối hợp tổ chức tuyên truyền cho cộng đồng hiểu về lợi ích cũng như tác hại của việc truyền máu. Đồng thời, khuyến khích người dân hưởng ứng các chương trình hiến máu nhân đạo, góp phần cứu sống người bệnh và phòng tránh được các tai biến do truyền máu gây ra.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07