Tỏa sáng tấm lòng cao quý
Gần 90 tuổi vẫn cần mẫn “trồng người”! | |
Lương y của những người nghèo | |
"Xuân nhân ái": Cho đi là còn mãi |
Hàng xóm kỳ thị xa lánh…vì nhận con nuôi
Từng bị gia đình phản đối, hàng xóm kỳ thị xa lánh thế nhưng vượt qua tất cả, Phạm Thùy Linh vẫn quyết định nhận nuôi, cưu mang và chăm sóc cho bé Thu Phương. Cách đây hơn một năm, Linh từng khiến người thân và bạn bè bất ngờ, thậm chí là phản đối gay gắt khi nhận nuôi bé Phương, 8 tuổi với đầy bệnh tật trên người.
Nụ cười hạnh phúc của Phương bên người "mẹ nuôi". |
Chính điều này đã khiến cô bị nhiều người kỳ thị, thậm chí buông lời cay đắng rằng “tại sao lại dắt đứa con hoang này về”. Thế nhưng sau những lời nói nặng nề đó, cô luôn chọn cách im lặng, nắm tay bé Phương vượt qua bệnh tật cũng như nỗi mặc cảm.
Theo lời chia sẻ của cô Linh, hơn một năm về trước, khi vừa dạy xong tiết học ở trường mầm non thì bất ngờ cô thấy một bé gái nhỏ thó, khuôn mặt chi chít mụn, quần áo lấm lem, chăm chú nhìn vào lớp học qua song cửa sổ. Tưởng bé đi lạc, Linh tiến lại hỏi thăm thì bé lí nhí nói: "Con thích đi học, con muốn được đến trường viết chữ như các bạn", câu nói của cô bé khiến Linh không giấu được sự ngạc nhiên và xúc động. Đứa trẻ mặc dù đã lên 8 tuổi, nhưng chỉ nặng có 15kg, mái tóc ngắn cắt nham nhở và khuôn mặt lở loét khiến Linh vô cùng xót xa. Linh cho bé ngồi lên xe máy rồi chở bé đi mua bánh kẹo và chở bé về chỗ người mẹ bán bóng bay cách đó không xa.
Mẹ của Phương là chị Từ Hải Thanh (46 tuổi) có khuôn mặt khắc khổ và cũng không được nhanh nhẹn như người khác. Chị Thanh kể Phương là đứa trẻ bất hạnh, con phải chịu mồ côi cha từ rất sớm. Hằng ngày bất kể trời nắng hay mưa Phương đều phải theo mẹ đi bán hàng rong từ sáng sớm đến đêm khuya ở ngã tư đường Võ Thị Sáu (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Mỗi lúc mẹ đi bán rong xa lại để bé Phương ở lại ngã tư Võ Thị Sáu.
Những lúc như thế Phương thường đến những trường mầm non quanh đó rồi đứng nép vào cánh cửa xem các bạn chơi trò chơi và học chữ. Biết con thèm được đi học nên chị Thanh cũng nhiều lần đánh liều đến các trường mầm non xin cho con đi học. Ban đầu họ đồng ý nhận nhưng đến khi chị Thanh dẫn con đến thì họ đều tìm cách từ chối khéo. Chị bảo: "Họ nhìn thấy con tôi lở loét khắp người thế nên sợ".
"Tạm biệt Phương mà ánh mắt bé ám ảnh mình mãi. Những ngày sau mình cứ bứt rứt và không yên lòng khi nghĩ về con", chị Linh chia sẻ. Cuối cùng cô quyết định sẽ nhận Phương về nuôi để có cơ hội chữa bệnh và cho Phương đi học. "Lúc đó, mình đánh liều hỏi thôi chứ cũng không nghĩ là sẽ được chấp nhận. Nhưng may quá, mẹ bé đã đồng ý ngay, còn Phương khi nghe đến việc được đi học chữ đã cười rất tươi rồi lao vào ôm chầm lấy mình" - Linh nhớ lại.
Ngay buổi chiều hôm đó sau khi kết thúc lớp học ở trường mầm non, Linh đi xe máy đến đón Phương về nhà. Cô bé bị viêm da cơ địa lâu ngày nên mặt lở loét, tóc rụng vì mụn, đôi bàn tay bé xíu phải liên tục chà gãi khắp người. Linh đưa con đi công viên chơi, tắm rửa, bôi thuốc và dạy con học chữ. Ban ngày cô bé đi học và đi chơi với Linh, tối muộn mới trở về nhà trọ với mẹ.
Mặc dù đã lường trước việc mình nhận một đứa trẻ không quen biết lại bệnh tật đầy mình về nuôi sẽ vấp phải sự phản đối của người thân và bạn bè nhưng Linh cũng không ngờ sự phản đối lại quyết liệt đến vậy. "Khi mình dắt bé Phương về nhà, mẹ mình đã không kiềm chế được sự tức giận. Mẹ bảo con gái chưa chồng mà lại "đèo bòng" thế này thì ai người ta còn dám lấy. Nói rồi mẹ đóng sập cửa lại không cho mình với bé Phương vào nhà" - Linh nhớ lại những ngày đầu khó khăn khi quyết định nhận nuôi bé Phương.
Hiện tại ngoài công việc chính là cô giáo dạy mầm non tư thục, buổi tối Linh còn nhận dạy aerobic. Tối nào Linh cũng dẫn theo bé Phương đến nơi mình dạy học. Linh bảo khi nhận nuôi bé Phương nhiều người cũng ngỏ ý muốn trợ giúp cô về tài chính nhưng cô khước từ. Lý do là bởi cô không muốn để người ta nghĩ rằng mình nhận con nuôi là để tranh thủ nhận tiền từ thiện. Linh bảo, dù vất vả hơn rất nhiều nhưng cô sẽ cố gắng hết sức để chăm sóc cho Phương tốt nhất trong khả năng của mình. |
Linh bảo cô rất hiểu cảm giác lo lắng của mẹ nên cô không trách mẹ nhưng cô cũng không chịu buông bỏ ý định của mình. Giờ thì mưa dầm thấm lâu, mẹ Linh dù chưa thực sự ủng hộ Linh nhưng cũng không còn phản đối cô một cách gay gắt nữa. Không chỉ vấp phải sự phản đối từ những người thân trong gia đình mà ngay cả bạn bè cũng kịch liệt phản đối cô.
Họ bảo cô có thể cho đứa trẻ tiền, quần áo và đồ ăn chứ không nhất thiết phải mang "cục nợ" ấy về chăm sóc. "Thực sự khi phải nghe quá nhiều những lời phân tích và "dọa nạt" của người thân, bạn bè mình cũng phân vân lắm. Những gì họ nói không phải là không có cơ sở. Nhưng cứ nghĩ đến việc bé Phương sẽ phải trở về với cuộc sống lang thang, bệnh tật và thất học lại khiến mình đau lòng. Lời nói và ánh mắt của con bé chính là động lực để mình không bỏ cuộc" - Linh tâm sự.
Hạnh phúc khi thấy con ngày một tiến bộ
Theo lời chị Linh chia sẻ Phương có vấn đề tâm lý nên rất khó tập trung, thường học trước quên sau. Hằng ngày, thay vì dành thời gian đi chơi, tụ tập với bạn bè, mỗi khi tan lớp, Linh vội vàng trở về nhà đón bé Phương. Phương không chỉ bị lở loét toàn thân mà cô bé còn bị bệnh tự kỷ. Chính vì vậy Phương thường không tập trung. Mỗi khi cô Linh dạy chữ, Phương lại nghĩ ra đủ trò để nghịch ngợm. Linh bảo: "Cũng may là trước đó mình đã từng tiếp xúc và dạy một số trẻ có tâm lý không bình thường nên cũng không bị sốc khi dạy bé Phương học".
Linh đưa ra phương pháp mỗi buổi học, hai cô trò thường chỉ dành khoảng 30 phút để học chữ, phép tính sau đó nghỉ ngơi, chơi trò chơi rồi mới tiếp tục ôn bài. Bé Phương rất thích nghe kể chuyện và vẽ. Con có thể dành hàng giờ, ngồi tỉ mẩn tô màu những đường nét trên bức tranh mà mình yêu thích. Đến nay, sau đúng một năm kèm cặp, Phương tiến bộ thấy rõ. Cô bé đã biết đọc, đánh vần và làm những phép tính cơ bản.
Đặc biệt, từ một cô bé gầy nhẳng, mụn nổi đầy mặt, Phương giờ trông phổng phao, da dẻ hồng hào và đặc biệt là bệnh viêm da của con cũng tiến triển theo chiều hướng rất khả quan. Dù chưa hết mụn, nhưng trên người đã không còn vết lở loét, con cũng tự tin hơn rất nhiều so với trước đây. Không giấu được sự tự hào khi nói về sự tiến bộ của con nuôi, chị Linh chia sẻ: "Điều mình cảm thấy vui nhất là đến giờ con rất lễ phép, gặp người lớn biết chào hỏi, ai cho gì biết nói lời cảm ơn, khi sai biết khoanh tay nhận lỗi. Đến bữa ăn, Phương đã có thể tự biết xúc cơm, tự gắp thức ăn, ăn xong biết tự giác rửa tay, lau miệng. Những điều tưởng như bình thường với đứa trẻ khác nhưng với con đó là cả hành trình nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ của con".
Linh bảo rằng cô sẽ nuôi Phương cho đến khi con trưởng thành nếu được sự chấp thuận của mẹ bé. Hiện tại ngoài công việc chính là cô giáo dạy mầm non tư thục, buổi tối Linh còn nhận dạy aerobic. Tối nào Linh cũng dẫn theo bé Phương đến nơi mình dạy học. Linh bảo khi nhận nuôi bé Phương nhiều người cũng ngỏ ý muốn trợ giúp cô về tài chính nhưng cô khước từ. Lý do là bởi cô không muốn để người ta nghĩ rằng mình nhận con nuôi là để tranh thủ nhận tiền từ thiện. Linh bảo, dù vất vả hơn rất nhiều nhưng cô sẽ cố gắng hết sức để chăm sóc cho Phương tốt nhất trong khả năng của mình.
Nguyễn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21