Tình người giữa ngàn khơi
Tâm tình người lính đảo | |
Ấm áp tình người |
Câu chuyện cán bộ chiến sĩ nhà giàn DK1/14 cứu ngư dân sống sót trôi dạt 3 ngày 2 đêm trên biển giữa đại dương bao la, một lần nữa khẳng định tình đoàn kết máu thịt giữa quân và dân trên biển càng mặn nồng thắm thiết.
Những “bác sĩ” màu áo hải quân
Cho đến bây giờ, sau hơn 1 tháng kể từ khi cứu sống ngư dân Trương Minh Ý (sinh năm 1994 ở ấp Tân Phước, xã Thạnh Tân, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng) bị trôi dạt trên biển 2 đêm 3 ngày, chính trị viên nhà giàn DK1/14, đại úy Phạm Văn Hoàng vẫn chưa quên được khoảnh khắc cán bộ chiến sĩ vật lộn với sóng gió đưa ngư dân Trương Minh Ý từ biển lên sàn công tác của nhà giàn.
Các chiến sĩ màu áo lính khám bệnh cho như dân trên biển. |
Đại úy Phạm Văn Hoàng kể lại: Chiều tối ngày 6/11, trong lúc bộ đội đang chuẩn bị cơm chiều, thì chiến sĩ trực canh phát hiện có người trôi dạt trên biển. Qua ống kính TZK thấy một ngư dân bám vào tấm xốp nắp hầm cá màu xanh, chới với giữa sóng biển. Xác định “cứu dân- mệnh lệnh không lời”, ngay lập tức, chỉ huy nhà giàn cử tổ cấp cứu nhanh, làm công tác chuẩn bị cứu người khẩn cấp. Cáng chuyên dụng, thuốc cấp cứu được triển khai. Trong khi đó 3 chiến sĩ khỏe bơi sóng nhất mặc áo phao, chuẩn bị dây mồi chờ lệnh. Lúc này ngư dân Trương Minh Ý bám vào mảng phao cách nhà giàn DK1/14 gần 100 mét. Thời điểm ấy, sóng to gió lớn biển động bởi ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới. Những con sóng lừng lững dâng cao như quả núi rồi đổ ập nhấn chìm ngư dân Ý trong sóng biển khơi.
“Xuất phát”- mệnh lệnh cứu người từ chỉ huy trưởng nhà giàn phát ra, 3 chiến sĩ mặc áo phao chuyên dụng, cầm theo dây mồi, phao tròn nhảy xuống biển bơi xuôi dòng nước ra chỗ ngư dân Ý. Lúc này, trên nhà giàn tăng cường quan sát bằng kính TZK và thông báo với tàu trực sẵn sàng cứu nạn đề tình huống xấu nhất xảy ra.
Khi tiếp cận được ngư dân Ý, 3 chiến sĩ đã dìu Ý vào sát chân đế nhà giàn. Sóng lớn, việc đưa người gặp nạn lên nhà giàn cực kỳ khó khăn. Trời tối dần, sóng mỗi lúc một lớn, nếu không khẩn cấp đưa người lên giàn sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Trước tình huống đó, chỉ huy nhà giàn lệnh cho quân y thả cáng chuyên dụng sát mặt nước. Lợi dụng lúc sóng dâng cao, 3 chiến sĩ nâng người ngư dân Ý đặt lên cáng, cố định vững chắc để các chiến sĩ trên nhà giàn kéo lên sàn cập tàu, sau đó chuyển lên sàn công tác cấp cứu. “Khi đưa lên sàn cập tàu, anh Ý bị ngất. Chúng tôi chuyển lên sàn công tác và cấp cứu tại chỗ như hô hấp nhân tạo, tiêm thuốc trợ lực, ủ ấm, truyền dịch”- đại úy Hoàng hồi tưởng lại
Tỉnh lại sau hơn 2 giờ hôn mê, trước mặt mình là các chiến sĩ nhà giàn DK1/14. Nhìn người kê lại chiếc gối bị lệch, người đang cầm ca nước cho mình uống, ngư dân Ýnước mắt rưng rưng xúc động. Cử chỉ đầu tiên là anh nắm bàn tay y sĩ của nhà giàn, cố sức nói: “Em cảm ơn các anh. Em rớt xuống biển lúc gần trưa ngày 3/11. Lúc đó sóng to, gió lớn. Em bám được vào cái mảnh phao và trôi dạt 3 ngày 2 đêm trên biển rồi”.
Mệnh lệnh không lời
“Cứu dân là mệnh lệnh từ trái tim. Chúng tôi luôn coi đây là nhiệm vụ quan trọng ngoài nhiệm vụ chủ yếu huấn luyện bảo vệ nhà giàn DK1. Trong bất cứ tình huống, thời tiết nào, khi ngư dân gặp nạn, bằng mọi cách phải cấp cứu, hỗ trợ. Các nhà giàn DK1 đều có phương án hiệp đồng chặt chẽ với các tàu trực để khi ngư dân gặp nạn, nhanh chóng cho tàu cơ động, cứu vớt nhanh nhất”- Thượng tá Nguyễn Thế Dĩnh, Chính trị viên tiểu đoàn DK1, nói |
Việc cán bộ chiến sĩ Nhà giàn DK1/14 cứu sống ngư dân Trương Minh Ý bị trôi dạt 3 ngày 2 đêm hồi đầu tuần tháng 11 vừa qua, không chỉ biểu hiện tinh thần quả cảm, nhiệm vụ và sứ mệnh của người lính biển, mà cao hơn là tình người, tình đời giữa biển khơi ngàn trùng sóng gió
Trước đó, ngày 16/10, cũng tại Cụm nhà giàn Tư Chính, nhà giàn DK1/11 do Trung tá Kim Văn Mệnh, Chỉ huy trưởng đã cứu sống ngư dân Dương Ngọc Sơn (42 tuổi quê ở Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh) đã bị trục cáp lưới trên tàu cá SG 92629TS dập làm gãy chân trái. Không quản sóng to gió lớn, Trung tá Mệnh đã chỉ huy một tổ cứu nạn, thả cáng chuyên dụng xuống tàu cá SG 92629TS và đưa ngư dân Sơn lên sàn làm công tác cấp cứu ban đầu. Ngư dân Sơn trong trạng thái hôn mê, chảy nhiều máu, mặt tái nhợt. Sau khi tiêm trợ lực, y sĩ của nhà giàn đã vệ sinh, băng bó, cố định vết thương, cho uống thuốc chống nhiễm trùng và cho nằm nghỉ tại chỗ ổn định tinh thần. Sau đó, các chiến sĩ nhà giàn đưa ngư dân Sơn xuống tàu cá trở lại, để đưa về đất liền điều trị.
Trung tá Kim Văn Mệnh chia sẻ: “Trong bất luận điều kiện thời tiết nào, khi phát hiện có tàu cá, ngư dân gặp nạn, cán bộ chiến sĩ nhà giàn phải tổ chức cứu vớt. Đó là mệnh lệnh không lời, thể hiện tình cảm giữa quân và dân. Giữa biển khơi sóng gió, cứu người là quan trọng nhất. Nếu sóng to, gió lớn, chúng tôi sẽ kết hợp với tàu trực đưa ngư dân lên giàn an toàn. Ở nhà giàn là tuyến cấp cứu ban đầu, sau đó sẽ đưa ngư dân trở về đất liền để điều trị. Từ nhiều năm nay, các nhà giàn DK1 là điểm tựa vững chắc của ngư dân đánh bắt xa bờ”
Niềm vui từ giọt mồ hôi
Hơn 27 năm trấn giữ bảo vệ tiền tiêu của Tổ quốc, không thể thống kê chi tiết bao nhiêu ngư dân được cán bộ chiến sĩ nhà giàn cứu vớt, chỉ biết, sau mỗi lần cứu chữa đem lại sự sống cho một ngư dân, niềm vui của những người lính DK1 được nhân đôi, và càng quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc
Đại úy, y sĩ Phạm Văn Bảy, hiện công tác tại nhà giàn Phúc Nguyên chia sẻ: “Hơn 20 năm ở nhà giàn, tôi cấp cứu cho nhiều ngư dân gặp nạn trên biển. Đa phần là ngư dân ghe cào bị bí tiểu sau khi lặn sâu xuống đáy biển bắt hải sâm. Cũng có nhiều trường hợp bị tai nạn như đứt lìa ngón chân, ngất do áp lực của nước, hoặc đau tim đột ngột. Với ngư dân bị bí tiểu nặng, nguy cơ bị vỡ bàng quang cao phải bằng mọi cách cứu họ ngay, thậm chí dùng miệng hút ống thông tiểu, nếu không thông tiểu kịp thời, sẽ bị nhiễm độc bàng quang và dẫn đến tử vong”
Y sĩ Phạm Văn Bảy cho biết thêm, mỗi nhà giàn DK1 đều biên chế một y sĩ. Ngoài nhiệm vụ bảo đảm sức khỏe cho cán bộ chiến sĩ, còn sẵn sàng cứu nạn, khám, cấp thuốc miễn phí cho ngư dân. Mặc dù điều kiện phương tiện cấp cứu còn hạn chế, song khi tiếp nhận một ngư dân gặp nạn, y sĩ phải cứu ngư dân bằng mọi giá, bảo đảm cứu chữa ban đầu, sau đó chuyển vào tuyến trong. “Trong bất kể tình huống nào cũng cứu ngư dân. Giữa biển xa, tuy khác nhiệm vụ, nhưng bộ đội và ngư dân chung một trận tuyến. Đó là bảo vệ chủ quyền, giữ môi trường hòa bình và khai thác hải sản”, đại úy Bảy, nói
Sau những giọt mồ hôi của y sĩ và cán bộ chiến sĩ trên 15 nhà giàn DK1 là niềm vui nhân đôi, đem lại sự hồi sinh cho nhiều ngư dân. Những giọt mồ hôi thánh thót trong lớp áo hải quân ấy, mặn mòi vị biển, chứa chan tình người, tình đời, tình quân dân giữa bộn bề sóng nước.
Mai Thắng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Sự kiện 19/12/2024 16:30
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Sự kiện 19/12/2024 15:20
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Sự kiện 18/12/2024 13:20
Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Sự kiện 17/12/2024 13:45
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân
Sự kiện 17/12/2024 11:50
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội
Sự kiện 17/12/2024 09:41
Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em
Sự kiện 15/12/2024 22:32