Tìm về nét xưa truyền thống
Hơn 10 vạn lượt khách tham quan, xin chữ tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám | |
Những điểm "đặc biệt" chỉ có tại Hội An dịp Tết này |
Khôi phục nét cổ truyền
Những năm gần đây, người Hà Nội có xu hướng tìm về cội nguồn, tìm về những giá trị truyền thống nguyên bản. Rất nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật được tổ chức hướng tới những vẻ đẹp mộc mạc của Tết cổ truyền xưa. Các địa chỉ văn hóa như khu phố cổ Hà Nội, Hoàng thành Thăng Long, khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Phố sách Xuân Mậu Tuất... thu hút đông đảo khách tham quan với rất nhiều hoạt động truyền thống được tổ chức.
Hoạt động văn hóa truyền thống thu hút không chỉ người lớn mà còn trẻ nhỏ tham dự. |
Trong suốt 1 tháng trước và sau Tết, từ 2/2 - 4/3, khu phố cổ Hà Nội đã trở thành tâm điểm khi diễn ra chuỗi các hoạt động văn hoá với chủ đề “Tết Việt”. Tại đây, du khách được trang trí, sắp đặt không gian Tết truyền thống tại đình Kim Ngân (42- 44 Hàng Bạc, phường Hàng Bạc); trải nghiệm không gian đón Tết của gia đình Hà Nội tại Ngôi nhà Di sản (87 Mã Mây, phường Hàng Buồm); giới thiệu các tác phẩm tranh và chó đá nghệ thuật tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm).
Bên cạnh đó, du khách còn được thưởng thức các chương trình biểu diễn âm nhạc truyền thống tại các điểm di tích trong khu phố cổ Hà Nội. Đây là những hoạt động nhằm bảo tồn, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, giới thiệu cho du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là các bạn trẻ những giá trị tiêu biểu trong nét truyền thống của người Hà Nội xưa và các vùng ven đô.
Việc tạo dựng những không gian văn hóa như vậy không chỉ nhằm tôn vinh những giá trị tiêu biểu của văn hóa truyền thống xưa, mà còn kích cầu du lịch, mở ra điểm đến văn hóa, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến Thủ đô. Theo thống kê từ Sở Du lịch Hà Nội, khách du lịch đến Hà Nội dịp tết Nguyên đán 2018 tăng khá so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt khách du lịch quốc tế tăng đáng kể. Trong 5 ngày (từ 29 đến mùng 3 âm lịch), Thủ đô Hà Nội đã đón gần 250.000 lượt khách, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2017. |
Với không gian cổ kính của ngôi đình cổ làng So (Quốc Oai, Hà Nội) gần 400 tuổi, chương trình Tết Việt Mậu Tuất 2018 do nhóm Đình làng Việt tổ chức đã trở thành điểm nhấn giúp người dân, du khách, nhất là giới trẻ được sống lại không khí Tết xưa.
Tại đây, giới trẻ đã được trải nghiệm một không gian văn hóa Tết đậm đặc chất Việt với các nghi lễ truyền thống ở đình làng như lễ yết Thành Hoàng, dựng cây nêu, diễn xướng dân gian, tọa đàm về văn hóa truyền thống, viết thư pháp, làm tranh dân gian, gói bánh chưng… Đặc biệt, chương trình còn các điểm nhấn như: Trình diễn áo dài nam truyền thống; chiếu chèo sân đình và lần thứ ba tái hiện trình thức hát cửa đình - trình thức hát thờ cổ xưa của người Việt.
Chương trình thu hút rất đông người tham gia, trong đó có nhiều vị khách đến từ nước ngoài. Ông Philip James, đến từ Melbourne, Úc hào hứng cho biết: “Tôi rất ấn tượng với khi được trải nghiệm Tết cổ truyền với những phong tục, nghi lễ xưa của người Việt rất thú vị. Ngoài ra, tôi còn ấn tượng với sự hồn hậu của người dân địa phương, trang phục áo dài truyền thống và các món ăn đặc sản... Tôi hy vọng năm sau chương trình sẽ lại tổ chức tiếp và tôi chắc chắn sẽ tham gia”.
Năm nay cũng là năm đầu tiên, tại Hội chữ Xuân tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (9-25/2) tái hiện quang cảnh trường thi gồm nhà thập đạo, chòi canh, lều chõng. Không gian này giúp cho khách tham quan đến với hội không chỉ để xin chữ, mà còn cảm nhận được nét xưa, giá trị truyền thống của ông cha trong ngày Tết xưa.
Tại đây, cũng đã diễn ra triển lãm 34 tác phẩm thư pháp của những nhà thư pháp, nhà Hán Nôm học nổi tiếng. Các tác phẩm xoay quanh chủ đề “Tôn trọng hiền tài”, nhằm khích lệ thế hệ trẻ không ngừng nỗ lực học tập vươn lên kế thừa truyền thống của cha ông và từng bước nâng cao trình độ của người viết thư pháp, cũng như trình độ thưởng thức thư pháp của công chúng. 63 người viết thư pháp chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ tại đây được tuyển chọn kỹ càng.
Phần lớn mọi người đến đây đều xin các chữ: “An”, “Phúc”, “Lộc”, “Đức”, “Tâm”... Chị Nguyễn Phi Nga, nhân viên Bưu điện Hà Nội cho hay: “Tục xin chữ ngày xuân, vốn là nét văn hoá đặc trưng của người Việt, bắt nguồn từ sự hiếu học, sự trọng chữ, trọng tri thức. Cũng như mọi năm, đại gia đình tôi thường rủ nhau đến Văn Miếu xin chữ ông đồ. Năm nay, tôi xin chữ “An” với hy vọng năm mới sẽ bình an, gặp nhiều điều tốt lành”.
Mở ra điểm đến văn hóa cho Thủ đô
Trong suốt 1 tháng trước và sau Tết, từ 2/2-4/3, khu phố cổ Hà Nội đã trở thành tâm điểm khi diễn ra chuỗi các hoạt động văn hoá với chủ đề “Tết Việt”. Tại đây, du khách được trang trí, sắp đặt không gian Tết truyền thống tại đình Kim Ngân (42-44 Hàng Bạc, phường Hàng Bạc); trải nghiệm không gian đón Tết của gia đình Hà Nội tại Ngôi nhà Di sản (87 Mã Mây, phường Hàng Buồm); giới thiệu các tác phẩm tranh và chó đá nghệ thuật tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm). Bên cạnh đó, du khách còn được thưởng thức các chương trình biểu diễn âm nhạc truyền thống tại các điểm di tích trong khu phố cổ Hà Nội. Đây là những hoạt động nhằm bảo tồn, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, giới thiệu cho du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là các bạn trẻ những giá trị tiêu biểu trong nét truyền thống của người Hà Nội xưa và các vùng ven đô. |
Tiếp nối thành công của Phố sách Xuân Bính Thân 2016 và Phố sách Xuân Đinh Dậu 2017, năm nay, Phố sách Xuân Mậu Tuất do TP Hà Nội tổ chức bắt đầu từ 18-25/2 tại phố 19-12, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Với lịch hoạt động phong phú và hấp dẫn, bao gồm 17 sự kiện giao lưu giới thiệu sách, gặp gỡ tác giả, dịch giả, tổ chức trò chơi dân gian, kết nối giao dịch bản quyền, nói chuyện về các chủ đề như đọc sách, mùa xuân, hạnh phúc...
Phố sách Xuân Mậu Tuất đã đem đến không khí tươi mới, đậm chất văn hóa cho độc giả và du khách đến với Thủ đô dịp này. Đây cũng là sự kiện khởi đầu của chuỗi các chương trình, hoạt động tại Phố Sách Hà Nội trong năm 2018, góp phần đưa Phố Sách trở thành điểm đến văn hóa ngày càng gần gũi với nhân dân Thủ đô và cả nước.
Việc tạo dựng những không gian văn hóa như vậy không chỉ nhằm tôn vinh những giá trị tiêu biểu của văn hóa truyền thống xưa, mà còn kích cầu du lịch, mở ra điểm đến văn hóa, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến Thủ đô. Theo thống kê từ Sở Du lịch Hà Nội, khách du lịch đến Hà Nội dịp tết Nguyên đán 2018 tăng khá so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt khách du lịch quốc tế tăng đáng kể.
Trong 5 ngày (từ 29 đến mùng 3 âm lịch), Thủ đô Hà Nội đã đón gần 250.000 lượt khách, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó: Khách quốc tế đến đạt gần 70.000 lượt khách, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2017; khách du lịch nội địa đạt khoảng 177.000 lượt khách, tăng 5,4% so với cùng kỳ 2017.
Tổng thu từ khách du lịch đạt 789 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2017. Theo đó, một số điểm tham quan trên địa bàn Thành phố có lượng khách du lịch tăng khá so với cùng kỳ năm trước, tiêu biểu là: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Khu Di tích Hoàng Thành Thăng Long, Đền Ngọc Sơn, Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam…
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Bông mua tím
Văn hóa 05/11/2024 09:09
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Văn hóa 05/11/2024 09:05
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch
Văn hóa 31/10/2024 15:07
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"
Văn hóa 30/10/2024 22:35
NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 30/10/2024 19:46
Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024
Văn hóa 28/10/2024 20:38