Tiếp tục cách ly xã hội, Hà Nội sẽ đẩy lùi dịch Covid-19

(LĐTĐ) Ở thời điểm này, chính xác hơn là sau 2 tuần thực hiện cách ly xã hội, có thể nói Việt Nam đã đạt được những thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19. Trong thời gian thực hiện cách ly xã hội, dịch bệnh ở nước ta đã không bùng phát. Thế giới cũng đã công nhận điều này.
tiep tuc cach ly xa hoi ha noi se day lui dich covid 19 Tăng cường tuyên truyền, xử lý vi phạm phòng, chống dịch Covid-19
tiep tuc cach ly xa hoi ha noi se day lui dich covid 19 Sáng 15/4: Ca mắc Covid-19 mới là người ở Hạ Lôi, tiếp xúc gần với bệnh nhân 243
tiep tuc cach ly xa hoi ha noi se day lui dich covid 19 Đại dịch Covid-19 khiến nhiều lao động nữ đối mặt với rủi ro

Kể từ 0h ngày 1/4 đến nay, sau 15 ngày thực hiện cách ly xã hội trên toàn quốc đã giúp giảm số ca mắc mới, mang lại những hiệu quả về ngăn dịch Covid-19 bùng phát ở Việt Nam. Điều đó cho thấy, nếu thực hiện quyết liệt cách ly xã hội sẽ góp phần chặn được nguồn lây lan dịch bệnh.

tiep tuc cach ly xa hoi ha noi se day lui dich covid 19
Khi thực hiện cách ly xã hội, hạn chế tiếp xúc đông người nơi công cộng, dịch bệnh sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi. (Ảnh: Minh Nguyệt)

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, kể từ khi triển khai thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, số ca mắc mới Covid-19 đang có xu hướng tăng nhanh theo ngày đã bị chặn đứng và đi ngang ở mức rất thấp.

Tỷ lệ số ca mắc mới 10 ngày, sau khi thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg đã giảm từ 82% xuống còn 25%. Cụ thể, ở thời điểm cuối tháng 3/2020, trung bình mỗi ngày ghi nhận từ 11 đến 15 ca mắc mới Covid-19, trong đó số ca lây nhiễm trong cộng đồng trung bình từ 5 đến 14 ca/ngày.

Thế nhưng, từ ngày 4/4 đến nay, số ca mắc mới Covid-19 đã giảm liên tục, trung bình chỉ ghi nhận từ 1 đến 2 ca/ngày, chỉ có 2 ngày cao điểm ghi nhận từ 4 đến 5 ca/ngày.

Đánh giá về kết quả này, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, 15 ngày giãn cách, cách ly xã hội chưa phải là nhiều.

Thậm chí, có những nước còn thực hiện cả tháng, áp dụng gần như phong tỏa. Còn theo như thực tế minh chứng ở nước ta, giải pháp cách ly xã hội có thể coi là hiệu quả và thành công.

"Chúng ta đã áp dụng biện pháp cách ly xã hội đúng thời điểm, không bỏ lỡ giai đoạn vàng. Nếu làm muộn, có thể dịch đã lan rộng, thậm chí bùng lên không dập được như ở một số nước”, PGS.TS Trần Đắc Phu phân tích.

tiep tuc cach ly xa hoi ha noi se day lui dich covid 19
Theo Bộ Y tế, việc người dân đi lại đông đúc, không giữ khoảng cách khi giao tiếp là một trong các nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng. (Ảnh: P.N)

Có thể thấy rằng, việc Thủ tướng Chính phủ kịp thời ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg đã giúp dịch bệnh ở nước ta không bùng phát; tránh được tình trạng lây nhiễm cộng đồng có thể bùng lên theo cấp số nhân.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, con số 267 ca nhiễm của ngày hôm nay rất mong manh. Để giữ được con số ấy, không chỉ ngành y tế, mà cả hệ thống chính trị đang gồng mình.

Cách đây đúng 10 ngày, số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu là 1 triệu người. Hôm nay, số ca nhiễm đã gấp đôi, lên 2 triệu người. Số ca nhiễm tăng từ 267 (như Việt Nam hiện nay) lên trên 100.000 ở Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Đức chỉ mất tầm 1,5 tháng. Riêng Mỹ thì tăng từ 265 lên hơn 600.000 ngàn cũng chỉ mất hơn 1 tháng.

Việt Nam, nếu lơi lỏng một chút thì kịch bản các nước Âu - Mỹ sẽ xảy ra ngay lập tức. Khi đó, hệ thống điều trị hạn chế (không thể so với các nước Âu - Mỹ) sẽ khủng hoảng.

Đặc biệt, các chuyên gia y tế nhận định, hiện Việt Nam nguy cơ virus xâm nhập từ cộng đồng đang rất cao, các ca mới phát hiện chủ yếu tập trung ở những người nhập cảnh cũ và ổ dịch liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai, giờ phát sinh ở Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội).

Từ đó, khẳng định cách ly xã hội là một yếu tố quan trọng trong chống dịch giai đoạn này. Vì nếu đã xảy ra lây nhiễm cộng đồng thì thiệt hại không chỉ là mạng người, không chỉ là sự sụp đổ của hệ thống y tế, mà là vô vàn vấn đề xã hội phức tạp khác nảy sinh.

Vì thế, những thành phố lớn như Hà Nội, nơi dịch có thể có nguy cơ bùng phát cao thì việc tiếp thực hiện cách ly xã hội là vô cùng cần thiết. Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng cần chống dịch thành công, vì người dân, vì một thông điệp với thế giới rằng, nơi này là một điểm đến du lịch, đầu tư,... an toàn, có thể đứng vững khi thế giới chao đảo. Nó cũng là cơ hội cho Việt Nam và cho Hà Nội trong tương lai.

Trong 2 tuần qua, Hà Nội cơ bản kiểm soát tốt, khá chủ động, ngăn chặn sự lây lan của virus Sars-CoV-2 trong cộng đồng. Các hoạt động kinh tế theo Chỉ thị số 16/CT-TTg vẫn được duy trì. Hàng hóa, giá cả, trật tự an toàn, an ninh xã hội cơ bản ổn định. Các phong trào xã hội được nhân rộng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Hôm nay là ngày cuối cùng thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg, sáng nay (15/4), tại cuộc họp Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội dưới sự chủ trì của đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã đồng ý với kiến nghị của Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 thành phố trình Thủ tướng Chính phủ cho phép Hà Nội tiếp tục kéo dài việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg trên địa bàn đến ngày 30/4.

Việc thành phố Hà Nội kiến nghị kéo dài thời hạn cách ly xã hội đến ngày 30/4 là hoàn toàn hợp lý. Bởi lẽ, những gì đạt được mới chỉ là những thành công ban đầu, trước diễn biến dịch Covid-19 có biểu hiện phức tạp hơn như thời gian ủ bệnh lâu hơn (trên 30 ngày), tái phát bệnh sau khi khỏi,... thì việc tiếp tục thực hiện cách ly xã hội cần được tiếp tục duy trì.

Hơn nữa, Hà Nội là thành phố có tỷ lệ dân số cao, người đi lại nhiều, người nhập cảnh cũng như người học tập sinh sống ở nước ngoài trở về nhiều. Nguy cơ của Hà Nội luôn lớn hơn so với các tỉnh, thành khác do đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội. Vì vậy, nếu kéo dài thêm thời gian cách ly, Hà Nội hoàn toàn có thể khống chế và chiến thắng dịch bệnh.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào

(LĐTĐ) Dự báo ngày 4/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, sáng sớm có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió Đông Bắc cấp 2 - 3.
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ

Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ

(LĐTĐ) Khoảng gần sáng 4/11, đợt không khí lạnh mạnh tăng cường xuống miền Bắc; từ đêm Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội trời ít mây, đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/11: Đêm và sáng có sương mù, trời lạnh, ngày nắng nóng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/11: Đêm và sáng có sương mù, trời lạnh, ngày nắng nóng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 2/11 sáng sớm có sương mù vài nơi, ngày nắng, nhiệt độ từ 20 - 31 độ.
Dự báo thời tiết ngày 1/11: Hà Nội có nắng, gió bấc nhẹ

Dự báo thời tiết ngày 1/11: Hà Nội có nắng, gió bấc nhẹ

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 1/11, ít mây, đêm không mưa, ngày nắng. Gió bắc cấp 2-3. Đêm và sáng sớm trời lạnh.
“Bến hoa Phúc Xá” điểm check-in mới của người dân Thủ đô và du khách

“Bến hoa Phúc Xá” điểm check-in mới của người dân Thủ đô và du khách

(LĐTĐ) Sau thời gian dọn dẹp, chăm sóc, từ một khu vực nhếch nhác, lụp xụp, "bãi đất" dưới chân cầu Long Biên đã trở thành một không gian thoáng đãng, điểm "check in" của đông đảo người dân, du khách.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 31/10: Sáng sớm trời lạnh, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 31/10: Sáng sớm trời lạnh, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 31/10, khu vực Hà Nội, đêm và sáng sớm trời lạnh, ngày nắng, nhiệt độ từ 20 - 32 độ C.
TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm

TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Trong năm 2024, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị (BQL dự án hạ tầng đô thị) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được giao hơn 16.087 tỷ đồng nhưng tính đến ngày 28/10/2024 "siêu ban" này chỉ mới giải ngân được 1.148 tỷ đồng, đạt 7,14%.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 30/10: Mưa rào, trưa, chiều hửng nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 30/10: Mưa rào, trưa, chiều hửng nắng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 30/10, trời nhiều mây, đêm và sáng có lúc có mưa, mưa rào; trưa chiều hửng nắng.
Xem thêm
Phiên bản di động