ASEAN chung sức 10 năm dệt “áo bảo hộ” cho lao động di cư
Ảnh minh họa. |
Sau 10 năm khởi thảo và đàm phán, ASEAN đã đi đến thống nhất, cùng cam kết bảo đảm cho người lao động di cư được thụ hưởng những quyền và lợi ích cơ bản, bảo trợ xã hội, công lý và đối xử nhân đạo. Đồng thuận sẽ thúc đẩy và là kim chỉ nam cho các hoạt động của Ủy ban ASEAN về Lao động di cư (ACMW), hướng đến các tiêu chuẩn quốc tế hiện đang được áp dụng trong ASEAN liên quan đến việc bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư, tăng cường hơn nữa trách nhiệm của nước phái cử và nước tiếp nhận lao động.
Việc ký kết văn kiện này đã phản ánh nỗ lực của ASEAN xây dựng một Cộng đồng thực sự hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm.
Tại phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh ngày 13/11, Tổng thống Philippines nói tài liệu này “sẽ củng cố việc bảo vệ xã hội, tiếp cận công lý, đối xử nhân đạo và công bằng, và quyền tiếp cận các dịch vụ y tế” cho các công nhân nhập cư.
Trong nhiều năm qua, các quốc gia thành viên ASEAN đã hợp tác với nhau nhằm tăng cường công tác quản lý di cư và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người di cư. Có nhiều khuôn khổ và diễn đàn để tạo cơ hội và thúc đẩy việc ban hành các chính sách tốt hơn về phối hợp và đối thoại nhằm tăng cường sự bảo vệ đối với người di cư.
Một số lĩnh vực được tập trung bàn thảo như người di cư cần được thông tin đầy đủ về chi phí và lợi ích của di cư, làm thế nào để bảo vệ bản thân trong suốt quá trình di cư, công nhận tay nghề tương đương đối với những công việc có tay nghề thấp và tay nghề trung bình; tính linh hoạt của chính sách bảo hiểm xã hội; đào tạo và hỗ trợ người di cư trở về, những người có thể sử dụng khoản tiết kiệm và kỹ năng tích luỹ được ở nước ngoài để tăng cường các cơ hội việc làm sau khi về nước và hỗ trợ phát triển cộng đồng.
Theo báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố trong tháng 10 vừa qua, lao động di cư trong nội khối ASEAN đã tăng đáng kể trong giai đoạn 1995-2015, trong đó, Malaysia, Singapore và Thái Lan trở thành trung tâm di cư với tổng cộng 6,5 triệu người, chiếm 96% tổng số lao động di cư trong khối.
Lao động di cư thường có tay nghề thấp, chủ yếu tìm việc trong ngành xây dựng, trồng trọt và làm việc tại gia. Bên cạnh đó, lao động di cư phải đối mặt thách thức như quy trình tuyển dụng kéo dài và tốn kém, không được cung cấp đủ thông tin nên không biết các công việc được trả lương cao.
Theo tính toán, nếu lao động nhập cư tăng 10% thì sẽ kéo theo GDP tăng 1,1%.
Theo An Bình/Báo điện tử Chính phủ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15