Thương binh hạng 4/4 quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương
![]() | Khẳng định tay nghề thợ Việt |
![]() | Tuổi nghỉ hưu sẽ tăng từ năm 2021 |
Theo lời ông Trọng kể, năm 1971 ông lên đường nhập ngũ. Trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc, may mắn hơn nhiều đồng đội phải mãi mãi nằm lại nơi chiến trường, ông còn sống để trở về với gia đình và quê hương. Tuy nhiên, một phần cơ thể của ông đã mang thương tật và trở thành thương binh hạng 4/4.
![]() |
Ông Trọng đang chăm sóc đàn gà của gia đình. |
Thời gian đầu khi mới xuất ngũ trở về địa phương, ông Trọng phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thử thách. Nhìn con cái vất vả, nheo nhóc đã thôi thúc ông tìm mọi cách vươn lên để thoát nghèo. Với bản tính cần cù, chịu thương chịu khó, ông cùng với người vợ tần tảo một nắng hai sương đã tích cóp được chút vốn liếng làm ăn. Tự ý thức được sức khoẻ bản thân không thể cáng đáng được những công việc nặng nhọc, ban đầu ông Trọng đã mở cửa hàng sửa chữa điện tử rồi buôn bán đồ điện với hy vọng có cuộc sống khá giả hơn.
Là một người năng động nên khi có chủ trương chuyển đổi những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình trang trại VAC, ông nhận thấy đây là cơ hội tốt để phát triển kinh tế gia đình. Ông rất ham học hỏi, thường xuyên theo dõi các chuyên mục về nông nghiệp, nông thôn, qua đó tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi để áp dụng trong quá trình làm mô hình kinh tế VAC.
Đến nay, trang trại của ông có diện tích trên 3.200m2, trong đó có các khu chăn nuôi gà, ao thả cá; phía trên bờ trồng rau và trồng cây bưởi Diễn và nhiều loại cây ăn quả khác. Mô hình dù mới được xây dựng trong vài năm song bước đầu đã cho hiệu quả. Đây là những trái ngọt và thành quả của người cựu chiến binh trên mặt trận mới.
Cùng với phát triển kinh tế, cựu chiến binh Dương Đoàn Trọng còn là hội viên câu lạc bộ thơ Đường của huyện, tích cực tham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ, các phong trào thi đua yêu nước và hoạt động từ thiện xã hội ở địa phương phát động. Với những cố gắng nỗ lực, thương binh Dương Đoàn Trọng xứng đáng với danh hiệu “Thương binh tàn nhưng không phế”của huyện Chương Mỹ, là tấm gương sáng để mọi người noi theo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Quận Hoàng Mai: 65 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Lan tỏa cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5

Lan tỏa tinh thần tự học, thu hẹp khoảng cách về chất lượng dạy - học ngoại ngữ

Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình sẽ khởi công trong tháng 7/2025

Doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng cơ hội xuất khẩu sản phẩm Halal
Tin khác

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 26/03/2025 13:23

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ
Tôi yêu Hà Nội 21/03/2025 16:03

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 17/03/2025 14:17

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền
Tôi yêu Hà Nội 07/03/2025 18:04

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện
Tôi yêu Hà Nội 28/02/2025 17:07

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 20/02/2025 20:10

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng
Tôi yêu Hà Nội 18/02/2025 21:41

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ
Tôi yêu Hà Nội 11/02/2025 09:53

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức
Tôi yêu Hà Nội 29/01/2025 10:30

Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone
Thủ đô 28/01/2025 09:17