Thư viện trường phải tham gia “cuộc chơi”
Mở cửa thư viện trường trong dịp hè | |
Hội thi nhân viên thư viện giỏi |
Cán bộ thư viện chỉ giữ chìa khóa phòng sách
Hiện nay, đại đa số giới trẻ lười đọc sách hoặc chỉ đọc những thứ dễ đọc như truyện tranh, truyện tình cảm nhẹ nhàng, hay các tác phẩm theo trào lưu của các tác giả thuộc thế hệ 7X, 8X. Nhắc đến phòng thư viện của trường, phần lớn học sinh từ cấp tiểu học đến phổ thông khi được hỏi đều hồn nhiên cho biết: “Ngoài việc tiếp cận với sách giáo khoa thì chúng em không có nhu cầu cũng như điều kiện để đọc đến các loại sách khác. Vì thế, chúng em không mấy quan tâm đến hoạt động của thư viện nhà trường...”. Thậm chí em Bùi Huy Hùng (THPT Chương Mỹ) còn nói vui: “Cán bộ thư viện trường chủ yếu chỉ làm nhiệm vụ giữ chìa khóa phòng sách thôi”.
Hoạt động của thư viện nhà trường chưa phát huy hiệu quả. (ảnh minh họa) |
Thực tế nhiều thư viện nhà trường bị khóa cửa, phủ bụi hoặc sử dụng không đúng chức năng đang là tình trạng phổ biến ở các trường học, đặc biệt là các trường ở nông thôn, ngoại thành. Tìm hiểu thông tin qua một số học sinh các trường THPT Chương Mỹ, THCS Kiến Hưng (Hà Đông), trong nhiều năm qua, các em hầu như không có sách gì để đọc ngoài sách giáo khoa do một số nguyên nhân: Thu nhập gia đình thấp; sức ép do phải học tập quá nhiều. Trong khi đó nguồn sách ở thư viện trường không được thường xuyên bổ sung những đầu sách mới.
Cô Nguyễn Bạch Loan – Hiệu phó trường THCS Kiến Hưng (Hà Đông) cho biết, do điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế nên hầu hết các phòng chức năng chuyên môn của nhà trường đều chưa được đầu tư chu đáo về trang, thiết bị. Hoạt động của phòng thư viện từ nhiều năm nay vẫn duy trì nếp cũ. Cán bộ hành chính kiêm nhiệm cả công tác trông coi thư viện.
Còn theo ông Nguyễn Quang Thạch, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ tri thức và phát triển cộng đồng - người được biết đến với 10 năm nghiên cứu và 8 năm thực hiện dự án “Sách hóa nông thôn” cho rằng, ngoài sách giáo khoa, hệ thống thư viện trường phổ thông hầu như hoạt động yếu kém, học sinh không được mượn sách về nhà. Nông dân nghèo không thể bán vài chục cân thóc để mua một cuốn sách dăm bảy chục ngàn cho con họ đọc. “Khi trẻ em không có sách để khám phá và nuôi dưỡng tâm hồn và hình thành bức tường đề kháng với cái xấu, cái ác..., thì những cái xấu dễ ảnh hưởng các em. Như vậy, để con trẻ thiếu sách, không đọc sách là nguy hiểm...” – ông Thạch cho biết thêm.
Hoạt động phòng thư viện có nhiều tín hiệu vui
Tại hội thảo “Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức mới đây, ông Nguyễn Quang Thạch cho rằng, ngoài việc gây dựng tủ sách phụ huynh từ cấp trường đến cấp huyện, cấp tỉnh, các nhà trường còn dành thời gian để học sinh giới thiệu sách vào tiết học đầu tuần, bố trí giờ để đọc sách trong các lớp, tổ chức cho học sinh viết cảm tưởng, suy nghĩ về cuốn sách đã đọc... Đây là những giải pháp đầu tiên để khơi dậy thói quen đọc sách cho học sinh. |
Sau một thời gian áp dụng mô hình trường học mới (VNEN) ở cấp tiểu học, bắt đầu từ năm nay, mô hình này được áp dụng ở bậc THCS. Thay vì việc học sinh đến trường chỉ để nghe giảng và tiếp thu kiến thức một cách thụ động thì mô hình trường học mới VNEN được áp dụng triển khai trong thời gian qua giúp cho học sinh cùng nhau tự học, tự quản dưới sự tổ chức linh hoạt của giáo viên, từ đó dần hình thành và phát triển các tính cách phù hợp các mục tiêu giáo dục hiện đại, nhân văn.
Theo nhận định của một số giáo viên, mô hình này là động lực để buộc các thư viện phải hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Qua tìm hiểu của phóng viên, các trường nội thành có lợi thế hơn về cơ sở, vật chất nên có thể tạo điều kiện cho các em học sinh nâng cao hiệu quả trong hoạt động thư viện. Kết quả trong thời gian gần đây, phòng thư viện ở một số trường đã đi vào hoạt động hiệu quả. Cô Thu Phương – THCS Nguyễn Trãi (Q. Thanh Xuân) cho biết, những năm trước kia, học sinh nhút nhát, rụt rè thập thò ở trước cửa văn phòng, sợ không dám vào gặp thầy, cô giáo, sợ gặp các thầy cô trong Ban giám hiệu. Các em không dám vào thư viện mượn sách theo sở thích và nhu cầu của mình mà thường là cô giáo chủ nhiệm mượn cho sách gì thì các em dùng sách đó.
Từ khi áp dụng mô hình trường học mới (VNEN) học sinh dần tự tin hơn trong mọi hoạt động. Các em chủ động mượn, trả sách thư viện theo nhu cầu, nguyện vọng của mình. Các em còn biết tổ chức các hoạt động ở thư viên góc lớp, thư viện hành lang, thư viện ngoài trời. Thậm chí, các em chủ động vào văn phòng, phòng hiệu trưởng, hiệu phó để mời các thầy cô tới dự giờ, thăm lớp, vui liên hoan, dự sinh nhật.v.v.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)
Các bến xe tại TP.HCM lên kế hoạch phục vụ đi lại dịp Tết Ất Tỵ 2025
Giá xăng dầu hôm nay (27/11): Giá dầu thế giới tiếp đà lao dốc
HDBank khởi động dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững” cùng PwC
Hơn 400 tiểu sành, hài cốt được phát hiện khi thi công hệ thống thoát nước
Triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động
Hà Nội đặt mục tiêu tiêm vắc xin uốn ván - bạch hầu đạt tỷ lệ 90% trở lên
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02