Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 ước đạt 2.540 USD
Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV: Sẽ bầu Chủ tịch nước và thông qua 9 dự án luật | |
Tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ trước kỳ họp thú 6 Quốc hội khóa XIV |
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết:
Toàn cảnh phiên Khai mạc |
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ thông qua 9 dự án luật; 1 dự thảo Nghị quyết và cho ý kiến về 6 dự án luật khác. Bên cạnh nhiệm vụ lập pháp, tại kỳ họp này, Quốc hội tập trung thảo luận, quyết định nhiều nội dung quan trọng về kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời xem xét, quyết định vấn đề nhân sự. Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; tiến hành bầu Chủ tịch nước; xem xét, phê chuẩn việc miễn nhiệm, bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Kỳ họp thứ 6, Quốc hội sẽ tiến hành phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đây là Hiệp định quan trọng, có tác động đến hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, ngoại giao của đất nước…. Đồng thời, Quốc hội sẽ tiến hành xem xét một số nội dung quan trọng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc báo cáo về tình hình kinh tế- xã hội sáng nay trước Quốc hội |
Tiếp theo, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 (trong đó bao gồm cả việc đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020).
Đáng chú ý, theo Thủ tướng nhờ kinh tế xã hội phát triển ổn định, quy mô nền kinh tế tăng mạnh, năm 2018 ước đạt trên 5,5 triệu tỷ đồng (khoảng 240,5 tỷ USD), gấp trên 1,3 lần năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người (GDP) năm nay ước đạt 2.540 USD, tăng 440 USD so với năm 2015 (khoảng 55 triệu đồng/người/năm-PV). Và nếu tính theo ngang giá sức mua (PPP) thì thu nhập đầu người năm 2018 ước đạt 7.640 USD, với mức tăng bình quân 6% hàng năm, đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 8.580 USD. "Nhiều tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam có triển vọng tốt, là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực và thế giới"- Thủ tướng nhấn mạnh.
Liên quan tới môi trường kinh doanh, dẫn kết quả đánh giá của một số tổ chức quốc tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, năm 2017 Ngân hàng Thế giới (WB) xếp hạng chỉ số kinh doanh của Việt Nam tăng 14 bậc, lên vị trí 68. Còn Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) đánh giá chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) thực hiện quý II/2018 rất lạc quan, tăng 6 bậc so với quý I/2018. Kết quả này có được là nhờ Chính phủ thực hiện chủ trương cắt giảm 50% thủ tục hành chính, trong đó đã cắt giảm, đơn giản hóa 61% điều kiện kinh doanh và 60% thủ tục kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu. Chi phí kinh doanh cũng được cắt giảm mạnh, nhất là chi phí vốn, phí BOT, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính... Ngoài ra, Việt Nam được đánh giá thuộc nhóm 10 quốc gia cam kết mạnh mẽ nhất về cải cách chính sách thuế.
Về thu - chi ngân sách, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, năm nay thu ngân sách cả nước ước vượt 3% dự toán, trong đó tỷ trọng thu từ xuất nhập khẩu, dầu thô giảm, thu nội địa tăng (gần 82% tổng thu). Trong đó, bội chi năm 2018 khoảng 3,67% GDP, thấp hơn mục tiêu 3,7%. Tỷ lệ này sẽ giảm về 3,4% sau 2 năm nữa. Nợ công khoảng 61,4% GDP, thấp hơn mức 63,7% năm 2016. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước cả năm đạt 34% GDP, trong đó tỷ trọng đầu tư ngoài nhà nước giảm, đầu tư tư nhân tăng đạt 42,4%. Giải ngân vốn đầu tư nước ngoài FDI khoảng 18 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.
Việc đưa vào hoạt động cầu vượt nút giao thông An Dương- Thanh Niên (Hà Nội) không chỉ góp phần làm giảm ùn tắc giao thông cho khu vực này mà còn thể hiện sự đầu tư có trọng tâm, trong điểm (ảnh GT) |
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh đến những hạn chế của nền kinh tế cũng như công tác điều hành, trong đó nhấn mạnh đến khẳ năng chống chọi của nền kinh tế trước những tác động bên ngoài chưa cao. Sự lãng phí còn diễn ra một số nơi… đây chính là những vấn đề lớn cần phải khắc phục trong thời gian tới. Đi liền đó là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với xây dựng thị trường lao động…
Theo chương trình làm việc, sau báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.-Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân. Tiếp đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.
Nên xem
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo tăng trưởng bền vững
Thủ tục báo tăng đóng bảo hiểm xã hội
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”
Tin khác
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Sự kiện 19/12/2024 16:30
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Sự kiện 19/12/2024 15:20
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Sự kiện 18/12/2024 13:20
Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Sự kiện 17/12/2024 13:45
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân
Sự kiện 17/12/2024 11:50
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội
Sự kiện 17/12/2024 09:41
Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em
Sự kiện 15/12/2024 22:32