Thí sinh loay hoay tìm “điểm lùi”
Tiết kiệm chi phí nhưng chưa triệt để
Theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc gộp thi tốt nghiệp THPT và đại học nhằm tránh căng thẳng cho học sinh, đỡ tốn kém cho nhà nước và các gia đình. Tuy nhiên, xoay quanh chủ trương này vẫn có những ý kiến trái chiều. Theo GS.TS Phạm Tất Dong, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội khuyến học Việt Nam, việc gộp thi tốt nghiệp THPT và đại học thành kỳ thi THPT Quốc gia vẫn gây tốn kém, không tiết kiệm được chi phí cho gia đình thí sinh. “Mấy ngày qua tôi nhận được điện thoại tâm sự của một số Chủ tịch hội Khuyến học địa phương. Họ nói: “Thi 2 trong 1” nhưng vẫn tốn kém lắm ạ”, ông Dong cho biết.
Ông Dong dẫn chứng, một tỉnh ở miền Nam có hơn 14.000 thí sinh phải vào TP. HCM để tham dự kỳ thi THPT Quốc gia. Để hỗ trợ thí sinh đi thi, Hội Khuyến học của tỉnh đã phải kêu gọi tài trợ, hỗ trợ cho mỗi thí sinh 500.000 đồng. “Tỉnh đó giàu mới kêu gọi được tiền tài trợ cho thí sinh, không phải tỉnh nào cũng làm được như thế. Theo tôi, Bộ có thể nghiên cứu thêm phương án cho thí sinh ở tỉnh nào thì thi ở tỉnh đó, còn thi tuyển đại học thì để các trường chủ động tuyển sinh, điều này giảm được chi phí đi lại cho thí sinh và người nhà. Bởi thí sinh đi thi thường phải đi kèm một người khác, như thế chi phí đi lại, ăn ở sẽ tăng gấp đôi…”, GS.TS Dong nói.
Quy định mới trong việc xét tuyển CĐ – ĐH khiến nhiều thí sinh có tâm lý căng thẳng |
Cùng quan điểm trên, PGS.TS Văn Như Cương cho biết: “Có thí sinh thi buổi đầu tiên đến tận cuối cùng vì đăng ký thi môn tự chọn rơi vào ngày cuối cùng, do đó phải ở lại nơi đăng ký thi chờ, chẳng lẽ về quê đợi rồi mấy ngày sau ra thi? Không chỉ gia đình thí sinh tốn kém mà Nhà nước cũng tốn kém”.
Vẫn còn nhiều áp lực
Mục tiêu của kỳ thi THPT Quốc gia là nhằm hạn chế tốn kém về thời gian, công sức, tiền bạc vào việc thi cử. Trên cơ sở đó, học sinh chỉ phải thi một lần. Kết quả được xét cả tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH – CĐ. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh cho rằng, điều mà họ quan tâm hơn cả không phải tiền bạc, công sức, thời gian mà là kết quả thi, là hiệu quả của việc tuyển sinh vào các trường ĐH - CĐ.
- Các trường xét tuyển nguyện vọng 1 (NV1) từ ngày 1 đến 20/8, công bố điểm trúng tuyển chậm nhất ngày 25/8. - Xét tuyển NV bổ sung đợt 1 từ ngày 25/8 đến hết ngày 15/9, công bố điểm trúng tuyển trước ngày 20/9. - Xét tuyển NV bổ sung đợt 2 từ ngày 20/9 đến hết ngày 5/10, công bố điểm trúng tuyển trước ngày 10/10. - Xét tuyển NV bổ sung đợt 3 từ ngày 10 đến hết ngày 25/10, công bố điểm trúng tuyển trước ngày 31/10. - Xét tuyển NV bổ sung đợt 4 từ ngày 31/10 đến hết ngày 15/11, công bố điểm trúng tuyển trước ngày 20/11. - Các trường đại học, cao đẳng và các Sở Giáo dục báo cáo kết quả tuyển sinh 2015 về Bộ Giáo dục và Đào tạo chậm nhất là ngày 31/12. |
Bà Lê Thị Ánh Tuyết (Bắc Ninh) chia sẻ, tôi vẫn băn khoăn về việc liệu có công bằng, khách quan không khi con tôi thi ở cụm thi do ĐH Sư phạm Hà Nội chủ trì. Ở đây, việc coi thi rất nghiêm khắc và chắc chắn việc chấm thi cũng chặt chẽ. Nhưng một số thí sinh dự thi tại cụm ở các nơi khác lại thông tin rằng việc coi thi không nghiêm. Giáo viên chấm thi là giáo viên ở các trường của tỉnh. Nếu mang kết quả này cùng tuyển sinh vào một trường ĐH, liệu con tôi cũng như các thí sinh khác dự thi ở Hà Nội do trường ĐH có uy tín chủ trì chắc chắn sẽ thiệt thòi hơn các thí sinh thi ở tỉnh.
Tâm lý căng thẳng này không chỉ ở các bậc phụ huynh mà còn là áp lực đối với các thí sinh. Em Nguyễn Phương Anh (THPT Nguyễn Trãi – Hà Nội) cho biết, em dự kiến đăng ký xét tuyển vào Trường đại học Thương mại hoặc khoa Du lịch (Đại học Hà Nội). Em tự nhẩm tính, tổng điểm tốt nghiệp của mình được từ 18 – 20 điểm, trong khi theo dõi khoa Du lịch của Đại học Hà Nội những năm trước có số điểm từ 20 – 28 điểm (tiếng Anh nhân hệ số 2). Vì thế với tổng điểm tốt nghiệp của mình, em có thể tạm yên tâm. Tuy nhiên Phương Anh cũng chia sẻ, các thí sinh sẽ mất thời gian hơn khi phải liên tục cập nhật diễn biến của các trường đại học mình định xét tuyển qua các trang web của các trường khác nhau. “Nếu tất cả thông tin này quy về một mối, chỉ tập trung vào một trang web thì thí sinh sẽ dễ tra cứu hơn”, Phương Anh nói.
Theo quy định về thủ tục xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2015, mỗi thí sinh sẽ được nhận 4 giấy chứng nhận kết quả thi. Thí sinh chỉ được sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi dùng để xét tuyển nguyện vọng 1 để đăng ký vào một trường đại học hoặc cao đẳng trong đợt xét tuyển đầu tiên, mỗi trường thí sinh được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng vào các ngành xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4. Trong thời gian 20 ngày xét tuyển nguyện vọng 1, nếu cần thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng đã đăng ký ở trường đó hoặc rút hồ sơ để đăng ký sang trường khác. Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, cho biết, ít nhất mỗi ngày một lần, các trường cập nhật thông tin đăng ký xét tuyển, bao gồm danh sách thí sinh đăng ký xét tuyển và danh sách thí sinh rút hồ sơ đăng ký xét tuyển vào hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia và nhận dữ liệu của thí sinh từ hệ thống để xét tuyển.
Trong thời gian nhận hồ sơ của một đợt xét tuyển, 3 ngày một lần, các trường công bố trên trang thông tin điện tử của mình danh sách thí sinh đã đăng ký xét tuyển vào trường theo từng ngành và xếp theo kết quả thi từ cao đến thấp. Bộ cũng khuyến khích các trường công bố kết quả trúng tuyển tạm thời cập nhật đến ngày công bố. Như vậy, thí sinh liên tục phải theo dõi thường xuyên kết quả cập nhật để biết được khả năng đỗ của mình đến đâu. Đồng thời, các em còn phải tìm hiểu thông tin của trường này, trường kia để có những quyết định nộp hồ sơ hay rút hồ sơ...cũng gây tâm lý căng thẳng cho các thí sinh.
Nhìn nhận về vấn đề này, PGS.TS Văn Như Cương nói: “Việc căng thẳng cho thí sinh hậu kỳ thi tốt nghiệp THPT là rất rõ ràng. Các em học sinh bị lúng túng, rắc rối trong việc cập nhật thông tin tuyển sinh của các trường đại học. Bình thường thi vào một trường, chỉ cần cập nhật thông tin của trường đó là xong, nhưng năm nay thí sinh chỉ biết mình được bao nhiêu điểm sau khi thi xong. Sau đó cứ 3 ngày thí sinh lại phải tìm hiểu thông tin trường này, trường kia. Các em cũng không biết có bao nhiêu người nộp xét tuyển, bao nhiêu người bằng điểm như mình đăng ký vào trường mình chọn…”.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30