Giám sát các dự án nước sạch trên địa bàn huyện Gia Lâm

Thay thế chủ đầu tư nếu không đủ năng lực

Ngày 22/8, Ban Đô thị HĐND Thành phố đã thực hiện giám sát tại Trạm cấp nước xã Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm) và làm việc với huyện này để đánh giá về tình hình triển khai, kết quả thực hiện các dự án nước sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội.
thay the chu dau tu neu khong du nang luc Tiếp tục giám sát quá trình triển khai thực hiện xử lý vi phạm Luật Đất đai
thay the chu dau tu neu khong du nang luc Hiệu quả từ việc ‘dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra...’

Báo cáo tại buổi giám sát, ông Trương Văn Học, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho biết, trên địa bàn huyện có 02 thị trấn, 20 xã với tổng số dân trên 270 nghìn người, trong đó 18/22 xã, thị trấn đã được cấp nước sạch và trên 189 nghìn người dân được sử dụng nước sạch chiếm 70,1%.

Trên địa bàn huyện hiện đang triển khai dự án phát triển mạng lưới phân phố nước sạch cho huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm do liên doanh Công ty Cổ phần nước Aqua One và Công ty cổ phần nước mặt song Đuống thực hiện. Dự kiến ngày 10/10 tới đây, giai đoạn 1 của dự án này với công suất 150 nghìn m3/ngày đêm sẽ chính thức phát nước phục vụ người dân.

thay the chu dau tu neu khong du nang luc

Ông Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng Ban Đô thị HĐND TP kết luận buổi làm việc.

Theo ông Trương Văn Học cho biết, thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Thành phố, huyện Gia Lâm đã tích cực triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ để đạt mục tiêu về cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn. Huyện cũng đã chỉ đạo đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, kiểm tra chất lượng nguồn nước, đồng thời phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức kiểm tra tiến độ, chất lượng công trình, an toàn lao động của các dự án nước sạch trên địa bàn.

Tuy nhiên, Phó chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho rằng, hiện các dự án cấp nước trên địa bàn các xã Ninh Hiệp, Phù Đổng, Kim Lan đều đang chậm tiến độ quy định. Do đó, để đảm bảo cung cấp nước sạch cho người dân, UBND huyện Gia Lâm đã có văn bàn đề nghị Thành phố thay thế nhà đầu tư đủ năng lực.

Tại buổi làm việc, ông Dương Đức Tuấn, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, thành viên đoàn giám sát cho rằng, huyện Gia Lâm có nền tảng phát triển đô thị, hiện tỷ lệ nước sạch cơ bản đạt trên 70%, tiệm cận chỉ tiêu của Thành phố là 100% nước sạch nông thôn. Vấn đề của huyện hiện nay là phải kiểm soát lại quy hoạch cấp nước chi tiết, đảm bảo quy hoạch tổng thể, rõ giải pháp.

Còn theo ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, huyện Gia Lâm có điều kiện tiếp cận dịch vụ nước sạch từ rất sớm, đó là thuận lợi để huyện sớm đạt tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch cao. Tuy nhiên, đây cũng lại là khó khăn bởi hệ thông cấp nước sạch không đồng bộ, đan xen giữa hạ tầng cũ và hệ thống đang được đầu tư.

Do vậy, mặc dù hiện tại huyện Gia Lâm đạt 70% nhưng nếu không có phương thức đẩy nhanh tiến độ, làm tốt việc quy hoạch tổng thể thì rất có thể Gia Lâm sẽ “đi trước về sau” trong lĩnh vực này. “Huyện cần phải xử lý mối quan hệ giữa cũ và mới, cần rà soát quy hoạch, phương án giải quyết rõ, nhanh, dứt điểm. Bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án nước sạch đang thực hiện, huyện cũng cần rà soát lại các trạm cấp nước sạch nông thôn cũ, song song với việc tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng nước sạch đồng bộ và toàn diện hơn”, ông Nguyễn Thanh Bình bày tỏ.

Nhấn mạnh đến yếu tố đồng bộ trong việc quy hoạch mạng lưới nước sạch trên địa bàn, ông Lê Anh Quân, Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm khẳng định, sắp tới, những trạm nước sạch cục bộ ở một số xã, nếu hoạt động không hiệu quả, tiến độ triển khai trậm thì sẽ “không có chỗ đứng” ở trên địa bàn huyện.

“Bởi đây là nhu cầu của nhân dân, đơn vị nào có năng lực, phục vụ người dân tốt thì huyện sẽ mời đơn vị đó vào, còn những đơn vị không có khả năng, thì chính người dân cũng sẽ không sử dụng dịch vụ đó”, ông Quân nhấn mạnh và cho biết, thời gian tới, huyện sẽ thực hiện rà soát lại toàn bộ hệ thống cung cấp nước sạch trên địa bàn, chắc chắn cuối năm 2018, sẽ bao phủ mạng lưới nước 100% trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, huyện cũng sẽ chỉ đạo các xã, thị trấn và phối hợp với doanh nghiệp tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu và đồng thuận trong vấn đề này.

Kết luận buổi làm việc, ông Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng Ban Đô thị HĐND thành phố Hà Nội biểu dương nỗ lực của huyện Gia Lâm và các doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực nhằm cung cấp nước sạch, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân.

Ông Nguyễn Nguyên Quân cho biết, Thành phố rất quan tâm công tác cung cấp nước sạch, kêu gọi xã hội hóa, đến nay đã phê duyệt 23 doanh nghiệp với 34 dự án. Gia Lâm là địa bàn có tỉ lệ phủ mạng lưới nước cao, trên 70% và dự kiến đến cuối năm nay là 100%, tuy nhiên tỉ lệ người dân lắp đồng hồ sử dụng nước sạch còn hạn chế, điều đó cho thấy công tác tuyên truyền của huyện và các doanh nghiệp chưa đủ tạo niềm tin đối với nhân dân.

Vì vậy, Trưởng đoàn giám sát đề nghị, thời gian tới, cùng với việc nâng cao chất lượng nước sạch, với mục tiêu cao nhất là nước uống tại vòi, huyện Gia Lâm cũng như các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên địa bàn cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để tạo sự đồng thuận trong nhân dân, từ đó sẽ huy động sự đóng góp tích cực của người dân đối với công tác này.

Theo Trưởng Ban Đô thị HĐND Thành phố, hiện trên địa bàn huyện Gia Lâm, tiến độ triển khai dự án nước sạch còn chậm, do trách nhiệm chủ đầu tư là chủ yếu, năng lực tài chính chưa đảm bảo. Do đó, đề nghị huyện cần chủ động đôn đốc kiểm tra các nhà đầu tư, doanh nghiệp trên địa bàn có dự án thực hiện đúng cam kết, nếu chủ đầu tư không có năng lực, cần xem xét để thay thế.

Còn về việc lắp đặt đồng hồ nước có thu tiền hay không, theo quy định, việc lắp đặt đồng hồ là trách nhiệm của các doanh nghiệp. Với các dự án xã hội hóa như Công ty Ngọc Hải và Công ty Hùng Thành Phù Đổng, Thành phố cho phép các doanh nghiệp huy động nguồn vốn của nhân dân rồi trừ vào tiền sử dụng nước, tuy nhiên, hiện giá tiền khác nhau giữa các quận huyện và đơn vị, vì vậy phải thống nhất theo đơn giá định mức.

Nguyễn Công

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Vốn đầu tư tư nhân vẫn đang đổ vào Việt Nam với sức nóng chưa từng có, bất chấp các cú sốc kinh tế toàn cầu. Đây không chỉ là dấu hiệu của niềm tin, mà còn là động lực mới cho khát vọng chuyển mình của một quốc gia đang đi tới giai đoạn phát triển cao hơn.
Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Với tinh thần nhiệt huyết, cao thượng, trung thực và đoàn kết, các đội bóng đã cống hiến cho khán giả những trận cầu kịch tính, hấp dẫn, tạo nên một sân chơi lành mạnh, bổ ích và tạo cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các cơ quan, đơn vị. Kết thúc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm đã xuất sắc giành Cúp vô địch.
Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Khu phát triển thương mại và văn hóa Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng được đánh giá là một mô hình điển hình để hiện thực hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô về xây dựng Khu phát triển thương mại và văn hóa.
Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Trong không khí phấn khởi của những ngày tháng Tư lịch sử, ngày 22/4, UBND quận Tây Hồ long trọng tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025. Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 1.000 người là giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh và cựu chiến binh trên địa bàn quận.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Ngày 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Hoàng Quốc Vượng - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương cùng 11 bị cáo trong vụ án vi phạm tại Bộ Công Thương và một số tỉnh thành. Tại phiên tòa, bị cáo khai việc xây dựng dự thảo Quyết định số 13 mở rộng đối tượng được ưu đãi giá điện, song không vụ lợi.
Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Quận ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ, Hà Nội đã tập trung toàn lực để triển khai thực hiện dự án, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong công tác dân vận, GPMB.
Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND ngày 21/4/2025 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin khác

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Dự kiến, quận Cầu Giấy sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Cầu Giấy 1 (Cầu Giấy), Cầu Giấy 2 (Nghĩa Đô) và Cầu Giấy 3 (Yên Hòa).
Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức có tổng mức đầu tư trên 2.384 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội làm chủ đầu tư. Mục tiêu nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (hạ tầng khung) theo quy hoạch; kết nối, khai thác hợp lý với kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư xây dựng...
Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong chiều nay (18/4), Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện. Đây là cuộc họp sẽ cơ bản xác định số lượng và tên gọi các xã, phường. Sau đó, các quận, huyện sẽ triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Sáng nay (18/4), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025. Tại buổi lễ phát động, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ của 48 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các dự án rất cần có sự minh bạch, rõ ràng, cùng với đó là sự phối hợp giữa các sở ngành, quận, huyện với cơ quan báo chí. Dự án đến giai đoạn nào thì kịp thời cung cấp tài liệu, thông tin cho báo chí ở giai đoạn đó. Đây là ý kiến của Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản tại Hội nghị triển khai công tác tuyên truyền vận động GPMB dự án trọng điểm trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh.
Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội vừa ra Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ.
Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2059/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1993/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6.
Xem thêm
Phiên bản di động