Hiệu quả từ việc ‘dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra...’
Chuyện ở huyện làm nông nghiệp công nghệ cao | |
Cả nước có 3.420 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới | |
Đi đầu trong tuyên truyền vận động xây dựng nông thôn mới |
Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là chương trình tổng thể phát triển kinh tế, xã hội chính trị và an ninh quốc phòng, có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Cảnh quan môi trường nông thôn ở huyện Đan Phượng, TP Hà Nội thực sự sang, xanh, sạch, đẹp nhờ sự chung sức của nhân dân địa phương. Ảnh: Bùi Phương |
Để góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội, thực hiện chức năng của Mặt trận Tổ quốc, những năm qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội đã phối hợp với các tổ chức thành viên, đặc biệt là các tổ chức chính trị xã hội, Ban Chỉ đạo Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội thường xuyên triển khai tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân cùng tham gia các nội dung trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
Với vai trò tập hợp, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp Thành phố Hà Nội đã vận động nhân dân góp công sức, vật liệu cùng Nhà nước làm đường giao thông, công trình thủy lợi... Theo đó, hàng ngàn ha đất đã được nhân dân tự nguyện hiến để làm đường, làm công trình công cộng; hàng triệu ngày công lao động, hàng ngàn tỷ đồng đã được nhân dân đóng góp cho công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Thông tin về kết quả thực hiện các tiêu chí xã nông thôn mới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội cho biết, các huyện, thị xã đang đẩy mạnh triển khai thực hiện và phê duyệt điều chỉnh quy hoạch và xây dựng quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn và quy hoạch trung tâm xã với tỷ lệ 1/500 theo quy định.
Cụ thể, các huyện, thị xã và các xã và các xã đã tích cực triển khai thực hiện cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; đường làng, ngõ xóm được kiên cố hóa, hệ thống thoát nước cơ bản đáp ứng yêu cầu; đầu tư xây dựng các công trình giao thông thủy lợi, nội đồng đảm bảo nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp, nâng cấp và xây mới các trường học, nhà văn hóa, trạm y tế...
Hiện, toàn Thành phố có 368 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí về giao thông, 377 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí thủy lợi, 100% xã đạt và cơ bản đạt về tiêu chí điện, 318 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí trường học, 357 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, 350 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, 100% xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí về thông tin tuyên truyền;
100% xã đạt và cơ bản đạt về nhà ở dân cư; 339 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí thu nhập, 362 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí về hộ nghèo, 385 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí lao động có việc làm, 100% xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí về giáo dục và đào tạo, 100% xã đạt và , cơ bản đạt tiêu chí về y tế;
Đặc biệt, 100% số hộ dân ở nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 84% hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, 100% huyện có đơn vị vệ sinh môi trường thực hiện thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt...
Có được những kết quả trên, theo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội, tại các xã, đã thành lập được Ban Giám sát đầu tư cộng đồng, Ban Thanh tra nhân dân với nhiệm vụ được phân công cụ thể.
Các ban đã thực hiện giám sát hầu hết các công trình xây dựng cơ bản cấp xã và các công trình khác như trường mầm non, nhà văn hóa, đường giao thông theo chương trình xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, tại các cuộc giám sát, khi phát hiện những sai sót trong thi công chưa đảm bảo theo thiết kế, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng đã kịp thời nhắc nhở đơn vị thi công khắc phục, sửa chữa kịp thời, góp phần đảm bảo chất lượng công trình theo đúng phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”.
Kết quả xây dựng huyện nông thôn mới: Đến nay, toàn Thành phố có 4/18 huyện (chiếm 22,22%) huyện đạt chuẩn nông thôn mới; có 294/386 xã (chiếm 76,16%) xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trong số 92 xã còn lại, có 56 xã đạt và cơ bản đạt từ 15-18 tiêu chí, 36 xã đạt và cơ bản đạt từ 10-14 tiêu chí, bình quân đạt 18,19 tiêu chí/xã, tăng 0,47% tiêu chí/xã só với năm 2015. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59