Thầy cô phản ứng trái chiều với cách tính điểm tốt nghiệp
Nhiều trường đại học dự kiến điểm chuẩn nguyện vọng 1 | |
Thi THPT quốc gia: Tuyển hơn 70% trong đợt xét đầu tiên | |
Các trường đại học bối rối tính điểm sàn |
Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT năm 2015 |
Kỳ thi THPT quốc gia năm nay được tổ chức với 2 mục đích là xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Năm nay lần đầu tiên Bộ Giáo dục áp dụng cách tính điểm tốt nghiệp theo phương thức mới nên đã có rất nhiều ý kiến trái chiều.
Ông Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng trường THPT Nhân Việt, cho biết tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT của trường đạt 100%. Với điểm thi cao, nhiều em sẽ trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. "Nhìn bề ngoài, cách tính điểm tốt nghiệp năm nay sẽ đánh giá đúng năng lực của học sinh vì tính điểm trung bình của năm 12. Tuy nhiên, việc quản lý điểm ở một trường phổ thông chưa thống nhất, có sự lỏng lẻo nên dễ sinh ra bệnh thành tích", ông Hiếu nói.
Hiệu trưởng một trường THPT tại TP HCM cũng cho rằng, cách tính kết quả tốt nghiệp năm nay sẽ đẩy bệnh thành tích lên cao. Những năm trước, học sinh phải thi 5 điểm mới đậu, còn bây giờ chỉ cần 3 điểm. "Chưa áp dụng cách tính kết quả tốt nghiệp mới, các trường THPT đã lạm phát học sinh khá, giỏi. Sau kỳ thi này, chắc chắn tỷ lệ học sinh đạt điểm trung bình trên 7 sẽ cao hơn nữa", vị Hiệu trưởng này nói.
Ông này nói thêm, gần 92% học sinh cả nước đỗ tốt nghiệp, hơn 84% học sinh thi tại cụm do các Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì là quá cao. Nếu không tính thêm điểm trung bình lớp 12, sẽ có thêm nhiều học sinh bị rớt tốt nghiệp.
Việc áp dụng cách tính điểm tốt nghiệp THPT mới đã gây ra phản ứng khác nhau từ giáo viên. Ảnh: Nguyễn Duy. |
Hiệu phó trường THPT Quang Trung Nguyễn Văn Cải thì cho rằng, việc tính kết quả tốt nghiệp mới hay cũ đều mang tính tương đối. Những năm trước, chỉ tính điểm các môn cũng có người băn khoăn, vì cho rằng cả quá trình học tốt đến lúc thi bị sự cố thì điểm thấp. Còn cách tính điểm như bây giờ, ở một chừng mực nào đó lại có sự nương tay với học sinh lớp 12. "Điều quan trọng là chất lượng dạy học, cách ra đề thi, tổ chức kỳ thi có nghiêm túc hay không", ông Cải nói.
Ông Huỳnh Ngọc Thành, Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng (Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận), cho biết tỷ lệ tốt nghiệp của học sinh là 86,25%. "Thí sinh thi tại tỉnh rớt tốt nghiệp khá nhiều. Nếu không có điểm trung bình lớp 12 kéo lại, chắc số thí sinh đậu sẽ ít hơn", ông Thành nói.
Trong khi đó, một số cán bộ quản lý khác lại ủng hộ cách tính điểm tốt nghiệp như năm nay. Bà Lê Thúy Hòa, Hiệu trưởng trường THCS - THPT Thái Bình cho rằng, cách tính điểm như năm nay sẽ phản ánh đúng năng lực của học sinh. Điểm này tính cả một năm học nên sẽ chính xác hơn bài thi vài chục phút. Hơn nữa, đề thi năm nay có tính phân loại thí sinh khá cao. Ở trường chỉ có một học sinh rớt tốt nghiệp.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tây Ninh Đổng Ngọc Lập rất ủng hộ kỳ thi THPT quốc gia và cách tính điểm mới. Học sinh chỉ thi một lần nhưng được 2 mục đích nên đỡ vất vả, xã hội cũng ít tốn kém hơn. "Nhiều năm làm công tác quản lý, tôi thấy cách tính điểm tốt nghiệp này rất khoa học. Đánh giá một cá nhân hay sự việc, cần phải có quá trình. Cách tính điểm thi tốt nghiệp năm nay đã làm được điều này”, ông Lập nói.
Ông Phạm Văn Thở, Quyền trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An) cho biết, sáng 24/7 tỉnh vẫn chưa công bố được tỷ lệ học sinh tốt nghiệp vì đang chờ dữ liệu. Còn Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum Nguyễn Phúc Phận than: "Mấy ngày nay, anh em cứ nhấp nhỏm chờ đợi nhưng Bộ không mở cổng dữ liệu nên chúng tôi không vào xét tốt nghiệp được. Không chỉ học sinh, phụ huynh mà tôi cũng rất sốt ruột". |
Theo Nguyễn Duy/ Vnexpress
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20