Thành triệu phú từ những đồng vốn vay
Giải quyết cho gần 1000 đoàn viên cần vay vốn | |
Giải ngân vốn vay 1 tỷ 490 triệu đồng cho đoàn viên | |
Góp phần nâng cao đời sống đoàn viên |
Quyết tâm vươn lên thoát nghèo
Tìm đến trang trại của anh Nguyễn Đăng Hoài trong những ngày cuối tháng 6 nắng nóng cao điểm. Tiếp đón chúng tôi là một người đàn ông có làn da bánh mật, đầm đìa mồ hôi đang dọn dẹp chuồng trại. Anh Hoài chia sẻ, trước khi có được trang trại với mô hình vườn, ao, chuồng kết hợp đủ loại vật nuôi và cây ăn trái như ngày hôm nay, anh Hoài đã phải trải qua những giai đoạn vô cùng khó khăn, vất vả.
Quy mô trang trại của anh Nguyễn Đăng Hoài rộng hơn 4000 m2, chủ yếu nuôi gia súc, gia cầm và trồng cây ăn quả. |
Sinh ra trong một mái nhà có 2 anh em trai, bố mẹ đều làm nông, gia đình anh Hoài gặp vô vàn khó khăn, thiếu thốn. Năm 21 tuổi, sau khi học hết một trường đào tạo nghề, anh Hoài trở thành công nhân cơ khí tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long – Phố Nỉ. Khi vừa tròn tuổi 23, anh Hoài lập gia đình riêng. Rồi những đứa con lần lượt ra đời, gánh nặng cuộc sống đè lên đôi vai vợ chồng trẻ. Giữa lúc khó khăn chồng chất, anh Hoài nghỉ làm công nhân, xin làm bảo vệ tại Trường Mầm non Đức Hòa cách nhà không xa để được ở gần vợ con.
“Khi mới lấy nhau 2 vợ chồng vất vả trăm bề. Bố mẹ tôi vốn làm nông thuần túy nên chẳng có nhiều tiền để cho con cái làm vốn. Thêm nữa làm bảo vệ ở trường với đồng lương có phần eo hẹp nên kinh tế cũng thiếu trước, hụt sau nên tôi cũng phải xoay xở đủ việc, từ mở quán bán hàng đến lái máy cày. Công việc bảo vệ trường mầm non của tôi có một điểm thuận tiện là làm theo ca, chỉ có vài buổi mỗi tuần. Từ đó tôi có nhiều thời gian rảnh rỗi, tôi nghiên cứu các cách phát triển kinh tế, trong đó có việc xây dựng trang trại khi đất ruộng được dồn điền đổi thửa”, anh Hoài tâm sự.
Nói về ý nghĩa là chỗ dựa cho đoàn viên làm giàu của Quỹ Trợ vốn, anh Hoài xúc động: “Quỹ Trợ vốn thực sự là điểm tựa giúp những đoàn viên, Công nhân viên chức lao động còn khó khăn về kinh tế như chúng tôi vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế gia đình. Không có nguồn vốn này, có lẽ gia đình tôi vẫn còn loay hoay giải bài toán cơm áo gạo tiền thiếu trước hụt sau”. |
Với một công nhân cơ khí bỗng “nổi hứng” nuôi trồng là việc không dễ dàng. Ban đầu, vợ chồng anh vay mượn hơn 200 triệu để quy hoạch lại đất, xây dựng lán trại, đào ao. Số tiền đầu tư lớn, xây dựng cơ sở vật chất xong cũng là lúc anh Hoài không còn tiền để mua con giống.
Đang trăn trở tìm cách giải quyết, anh Hoài mừng rơi nước mắt khi thông qua hướng dẫn của Công đoàn Trường mầm non Đức Hòa, anh đã được Quỹ Trợ vốn Công nhân viên chức lao động nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình cho vay 20 triệu đồng để phát triển mô hình kinh tế.
“Năm 2015 Công đoàn trường có hơn 20 suất vay vốn. Vào thời điểm đó nguồn vốn như là chiếc phao cứu sinh của tôi. Với khoản vay này tôi chỉ phải trả lãi suất theo mức Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm trong vòng 16 -18 tháng, thủ tục vay nhanh gọn, tiền trao trực tiếp người vay. Số vốn 20 triệu tuy không nhiều nhưng trong thời gian đầu cũng đủ để tôi “bắt” gà, lợn về nuôi”, anh Hoài chia sẻ.
Khai thác hiệu quả nguồn vốn
Sau 4 năm mở rộng quy mô, đến nay trang trại của anh Nguyễn Đăng Hoài rộng hơn 4000 mét vuông, chủ yếu nuôi gia súc, gia cầm và trồng cây ăn quả. Tổng đàn giai đoạn cao điểm gồm 4 con bò, gần 400 con gà lai chọi và 200 con lợn. Nhìn thành quả anh Hoài gặt hái được, ít ai ngờ rằng, người đàn ông có sắc vóc nhỏ bé này lại là một đoàn viên tiêu biểu của Công đoàn Trường Mầm non Đức Hòa (huyện Sóc Sơn), tạo cảm hứng cho nhiều đoàn viên khác vươn lên làm giàu.
Chia sẻ về quá trình mới khởi nghiệp, anh Hoài cho hay, vì thiếu thốn kinh nghiệm, kiến thức,… nên anh cũng đôi lần lao đao. Sau mỗi lần trắc trở đó anh đều rút ra những kinh nghiệm quý, càng quyết tâm trau dồi, tìm hiểu thêm kiến thức về chăn nuôi. Anh dành thời gian đi tham quan, học hỏi những mô hình trang trại làm ăn có hiệu quả để áp dụng những yếu tố phù hợp với trang trại của mình. Anh đã sử dụng nguồn vốn đúng cách, việc chăn nuôi, nuôi cá, trồng cây của anh giờ đã thuận lợi hơn.
“Từ khi nhận tiền của Quỹ trợ vốn tôi đã hoạch định số tiền rõ ràng, chia thành các khoản nhỏ để đầu tư vào mua con giống. Trong quá trình chăn nuôi tôi chú trọng chăm sóc cẩn thận để vật nuôi ít bệnh, đến khi xuất chuồng số tiền lãi sẽ đầu tư vào cơ sở vật chất. Như vậy từ số tiền vốn nhỏ ban đầu nếu biết tính toán sẽ sinh ra được khoản tiền lớn.
Mới đây thôi gia đình tôi vừa xuất gần 200 con gà lai chọi, bò thịt thương lái trả giá hơn 30 triệu đồng/con nhưng tôi chưa đồng ý bán. Bình quân mỗi năm gia đình tôi xuất chuồng vài trăm con gà, vịt, lợn. Trong mấy năm qua tôi đã trả hết 2 đợt vay. Đầu năm vừa rồi tôi tiếp tục vay đợt thứ 3 để mua 100 con lợn giống sau đợt dịch bệnh này”, anh Hoài hào hứng chia sẻ.
Nói về ý nghĩa là chỗ dựa cho đoàn viên làm giàu của Quỹ trợ vốn, anh Hoài xúc động: “Quỹ Trợ vốn thực sự là điểm tựa giúp những đoàn viên, Công nhân viên chức lao động còn khó khăn về kinh tế như chúng tôi vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế gia đình. Không có nguồn vốn này, có lẽ gia đình tôi vẫn còn loay hoay giải bài toán cơm áo gạo tiền thiếu trước hụt sau. Nếu nguồn vốn được giải ngân phù hợp, đúng mục đích sử dụng của người cần vốn sẽ tạo đà phát triển mạnh hơn, đoàn viên cũng tránh tiếp xúc với nguồn vốn không chính thống hay tín dụng đen”.
Nhận định về nguồn vốn vay tại địa phương đã và đang phát huy hiệu quả, bà Phan Thị Ánh Tuyết, cán bộ phụ trách công tác vay vốn Liên đoàn Lao động huyện Sóc Sơn, cho hay: “Nhằm tạo điều kiện về nguồn vốn phục vụ công nhân viên chức lao động phát triển sản xuất kinh doanh, Quỹ Trợ vốn đã giúp cho hàng ngàn công nhân viên chức lao động có thêm cơ hội với mức thu nhập ổn định góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Nhiều lao động nhàn rỗi đã có việc làm, góp phần ổn định an ninh khu vực. Hiện nay với số quỹ huyện đang quản lý là hơn 2 tỷ đồng hết sức thiết thực.
Vốn vay giúp cho nhiều hộ sản xuất từ khu vườn nhỏ tạo ra trang trại tổng hợp, nuôi cá và trồng cây ăn quả rất phong phú và đa dạng. Tất cả những việc làm trên đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động với mức thu nhập ổn định. Trong đó phải kể đến mô hình của đoàn viên Nguyễn Đăng Hoài. Mô hình chăn nuôi không chỉ giúp cho bản thân anh Hoài vượt lên làm giàu chính đáng, mà tạo động lực cho các đoàn viên khác cũng nuôi khát vọng được làm giàu trên chính quê hương của mình”.
Tiến Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Thị trường 05/11/2024 07:11
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Thị trường 05/11/2024 06:53
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Thị trường 05/11/2024 06:49
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:33
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:30
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định
Thị trường 04/11/2024 07:19
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh
Thị trường 03/11/2024 07:28
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 03/11/2024 07:12
Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024
Thị trường 03/11/2024 06:52
Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ
Thị trường 03/11/2024 06:13