Thanh tra Bộ Nội vụ vào cuộc vụ gian lận thi công chức
Đại diện Bộ Nội vụ đã đề nghị phía Bộ Công Thương cung cấp những tài liệu liên quan đến quá trình thi tuyển công chức tại Cục QLTT. Tuy nhiên, hiện nay Bộ Công Thương vẫn đang trong quá trình xử lý vụ việc nên vẫn chưa có kết luận cuối cùng về xử lý những sai phạm đã xảy ra trong quá trình tổ chức thi.
Theo Quy chế thi tuyển, xét tuyển công chức ban hành kèm theo Thông tư 13 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức, một nhiệm vụ rất quan trọng của Chủ tịch Hội đồng thi là tổ chức việc xây dựng đề thi, lựa chọn đề thi, bảo quản, lưu giữ đề thi theo đúng quy định.
Chủ tịch Hội đồng thi cũng có nhiệm vụ bảo đảm bí mật đề thi theo chế độ tài liệu tuyệt mật. Trường hợp giám thị phòng thi có các hành vi làm lộ đề thi, chuyển đề thi ra ngoài, chuyển đáp án từ ngoài vào trong phòng thi thì Chủ tịch Hội đồng thi đình chỉ nhiệm vụ giám thị.
Trường hợp vi phạm nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến kết quả kỳ thi thì bị xem xét xử lý theo quy định. Tuy nhiên, quy chế này lại không quy định việc có hủy kết quả thi hay không nếu phát hiện đề thi bị lộ mà chỉ quy định, hủy bỏ kết quả thi áp dụng đối với thí sinh bị phát hiện đánh tráo bài thi, thi hộ hoặc đã bị xử lý kỷ luật ở bài thi trước, nhưng bài thi sau vẫn cố tình vi phạm nội quy đến mức cảnh cáo.
Một chuyên gia ngành Nội vụ khẳng định: “Nếu coi thi tuyển công chức là một hoạt động công vụ, trong trường hợp hoạt động công vụ đó sai, phải hủy để thực hiện lại”.
Ngoài ra, theo Quyết định phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức", Thủ tướng yêu cầu từ năm 2012, các bộ, ngành, địa phương nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức; thi nâng ngạch công chức.
Trong đó, yêu cầu cụ thể đến năm 2015, 100% các cơ quan ở Trung ương và 70% các cơ quan ở địa phương thực hiện ứng dụng công nghệ tin học vào thi tuyển, thi nâng ngạch công chức để đảm bảo nguyên tắc khách quan, công bằng, chất lượng, thực tài.
Đến cuối năm 2013, nếu Cục QLTT áp dụng việc thi tuyển công chức trên máy tính như Bộ Nội vụ đã triển khai (máy tự chọn đề và tự chấm, thí sinh thi xong biết ngay kết quả) thì việc tiêu cực có thể đã không xảy ra.
Dư luận thắc mắc tại sao đến thời điểm này, dù vụ việc thi tuyển công chức tại Cục QLTT sai phạm đã rõ, nhưng Bộ Công Thương vẫn chưa hủy kết quả thi và xem xét xử lý những cá nhân liên quan.
Theo Tiền Phong
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Sự kiện 04/11/2024 13:25
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37