Thành quả từ chuyển đổi mô hình kinh tế

(LĐTĐ) Là huyện ngoại thành ở phía Nam thành phố Hà Nội, sau 10 năm sáp nhập vào Thủ đô, huyện Thường Tín đã có những bước chuyển biến tích cực trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng. Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề được duy trì phát triển.
thanh qua tu chuyen doi mo hinh kinh te Nhân rộng những mô hình kinh tế hiệu quả
thanh qua tu chuyen doi mo hinh kinh te Quảng Bình: Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả từ nguồn tín dụng chính sách
thanh qua tu chuyen doi mo hinh kinh te Thương binh hạng 4/4 quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao. Đến nay toàn huyện đang dồn sức đề hoàn thành mọi chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXIII (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đề ra, làm bản lề đề xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoàn 2020 - 2025.

thanh qua tu chuyen doi mo hinh kinh te
Vườn cây cảnh được người dân chăm sóc phục vụ du lịch sinh thái tại xã Hồng Vân.

Từ phát triển toàn diện

Theo ông Kiều Xuân Huy, Chủ tịch UBND huyện Thường Tín, trong 3 tháng đầu năm 2019, tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, không có vụ việc phức tạp xảy ra trên địa bàn.

Giá trị sản xuất các ngành Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - dịch vụ, nông nghiệp đều đạt, vượt kế hoạch và tăng hơn so với cùng kỳ năm 2018. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt kết quả tốt. Triển khai kế hoạch gieo cấy vụ xuân 2019 đảm bảo tiến độ thời vụ. Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, thủy sản.

Cụ thể, giá trị sản xuất Công nghiệp - Xây dựng 3 tháng đầu năm ước đạt 5.148 tỷ đồng, đạt 27,2% kế hoạch năm và tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2018; tổng giá trị Thương mại - Dịch vụ 3 tháng đầu năm ước đạt 3.246 tỷ đồng, đạt 31,1% kế hoạch năm, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2018; Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp 3 tháng đầu năm ước đạt 797,035 tỷ đồng, đạt 54,2% kế hoạch năm, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2018.

Huyện đã hỗ trợ 70% giá giống lúa cho 50% diện tích của các xã, thị trấn, định mức 2kg/sào, 100% giá giống và 130.000 đồng/sào tiền phân bón cho các điểm khảo nghiệm giống lúa mới tại các xã: Duyên Thái, Khánh Hà, Quất Động với diện tích 38,3 ha và mô hình gieo sạ tại xã Nhị Khê với diện tích 4,7 ha, mô hình dưa chuột tại xã Dũng Tiến với diện tích 0,6 mẫu.

Tổng lượng thóc giống đã hỗ trợ 108,99 tấn, tổng kinh phí hỗ trợ là 2,14 tỷ đồng. Thực hiện tốt công tác tưới tiêu, phục vụ sản xuất, chủ động trong công tác chống hạn và phòng, chống thiên tai.Tổng diện tích gieo trồng cây vụ xuân năm 2019 ước đạt 5.583 ha, trong đó diện tích gieo cấy lúa xuân ước đạt 4.814 ha, đạt 94,4% so với kế hoạch, giảm 46 ha so với vụ xuân 2018; tổng diện tích cây màu các loại ước đạt 769 ha.

Về giao thông, huyện đã triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2019; Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng lòng đường, vỉa hè và các điểm trông giữ phương tiện trên địa bàn huyện.

Chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức tuyên truyền lưu động, cổ vũ trực quan dọc các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, tập trung tại các điểm đông dân cư trong dịp tết Nguyên Đán và Lễ hội đầu xuân năm 2019 về các quy định đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Về chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Tổ chức tốt các kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp huyện, gồm 995 em dự thi, trong đó có 658 em đạt học sinh giỏi. Tham gia thi học sinh giỏi cấp Thành phố đạt kết quả cao gồm 01 giải Nhì, 10 giải Ba, 26 giải Khuyến khích, 01 giải A cuộc thi “Sải cánh vươn cao”, 01 giải Nhì toàn đoàn Hội thi “Giai điệu tuổi hồng”.

Về văn hóa xã hội, huyện tăng cường kiểm tra công tác quản lý và tổ chức các lễ hội, đặc biệt là các lễ hội lớn, quản lý các dịch vụ văn hóa, thông tin, các cơ sở kinh doanh dịch vụ internet, kinh doanh đĩa nhạc, đĩa hình, không có các trò chơi cờ bạc trá hình, không có ăn mày, ăn xin, không có các hoạt động mê tín dị đoan. Nhiều lĩnh vực khác cũng tạo được sự đột phá trong những tháng đầu năm 2019.

Đến một xã điển hình

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thường Tín lần thứ XXIII phải kể đến phong trào phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thường Tín mà đặc biệt là xã Hồng Vân. Đến Hồng Vân hôm nay, một điều khác lạ, đặc biệt khiến mỗi người phải ấn tượng là những con đường nơi đây được đặt theo tên các loài hoa.

Những tên đường Hoa Ban, Phượng Vĩ, Hoa Sưa, Chuông Vàng, Phượng Tím,... khiến người đến như lạc vào xứ sở hoa của Đà Lạt. Cùng với đó, khắp Hồng Vân những tháng cuối năm là hình ảnh những người thợ đang tỉ mỉ với công việc cắt lá, tỉa cành, tạo dáng cho hoa, cây cảnh.

Theo người dân nơi đây, cây cảnh có mặt ở Hồng Vân từ lâu, phát triển mạnh khoảng 20 năm trở lại đây. Khi đó, nhà nhà theo nghề trồng cây cảnh, cũng từ đó nhiều hộ gia đình xây được nhà cửa khang trang, mua sắm đồ dùng hiện đại.

Trong làng cũng lần lượt xuất hiện nhiều triệu phú, tỷ phú cây cảnh. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm cho thị trường cây cảnh trầm lắng. Người dân trong nghề gặp khó khăn, một số hộ chuyển nghề, số còn lại tìm cách bám trụ giữ gìn nghề từ xa xưa của làng.

Trong cái khó ló cái khôn, nhiều hộ nhanh chóng chuyển đổi mô hình kinh tế từ trồng cây cảnh sang làm du lịch sinh thái và đạt được nhiều thành công. Cùng với đó, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngay sau khi hoàn thành công tác dồn điền, đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp và đạt chuẩn xã nông thôn mới, Đại hội Đảng bộ xã Hồng Vân lần thứ XXVI nhiệm kỳ 2015 -2020 đã ban hành Nghị quyết phấn đấu đến năm 2020 phát triển xã cơ bản trở thành xã Du lịch – Sinh thái – Làng nghề.

Để tạo điều kiện cho bà con phát triển, giữ nghề, chính quyền xã Hồng Vân đã thành lập các Hợp tác xã dịch vụ hỗ trợ các xã viên chuyển đổi mô hình kinh tế. Đến nay, xã Hồng Vân đã hình thành điểm du lịch làng nghề sinh vật cảnh với diện tích 128ha, chia thành 6 khu: Khu trung tâm xã; khu sản xuất và trưng bày sản phẩm làng nghề sinh vật cảnh; khu sản xuất nông nghiệp chuyên canh, các mô hình trang trại kết hợp khai thác dịch vụ trải nghiệm; khu ẩm thực đồng quê; khu chuyên canh hoa đào; khu kinh tế trang trại kết hợp khai thác dịch vụ.

Theo số liệu thống kê của Ủy ban Nhân dân xã Hồng Vân, số lượng khách du lịch đến điểm du lịch làng nghề sinh vật cảnh ngày càng nhiều. Năm 2016, có 5 vạn lượt khách, trong đó có 3 đoàn khách quốc tế với 47 lượt người. Năm 2017, có 3,5 vạn lượt khách, trong đó có 2 đoàn khách quốc tế, với 62 lượt người.

Trong đó, các địa điểm du lịch của điểm du lịch làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân thu hút đông khách du lịch gồm Nông trại giáo dục (của Hợp tác xã hoa, cây cảnh và dịch vụ Anh Tùng) diện tích 2 ha, xây dựng mô hình tham quan du lịch sinh thái; Hợp tác xã hoa cây cảnh và dịch vụ Hồng Vân diện tích 35,6 ha tổ chức liên kết sản xuất hoa, cây cảnh, rau củ quả, chăn nuôi và tham quan quy trình sản xuất trà chùm ngây, trà trâu cổ, rượu hoa quả các loại; Khu trồng cây ăn quả kết hợp với khai thác dịch vụ tâm linh trải nghiệm dọc sông Hồng như đền Xâm Thị và đền Chử Đồng Tử phục vụ khách thập phương có nhu cầu về tín ngưỡng và vãn cảnh ven sông Hồng.

Chia sẻ về phương hướng phát triển du lịch làng nghề trong thời gian tiếp theo, ông Mai Văn Ngần (Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hồng Vân) cho hay: “Trong thời gian tới, Hồng Vân tập trung hoàn thiện, nâng cao các tiêu chí đáp ứng yêu cầu của điểm du lịch, phấn đấu đến năm 2020 đưa điểm du lịch làng nghề sinh vật cảnh trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách của huyện Thường Tín và của thành phố Hà Nội. Đồng thời chúng tôi hướng đến mục tiêu đón được 1000 lượt khách du lịch quốc tế, 500.000 lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ hoạt động du lịch đạt 50 tỷ đồng, qua đó đưa du lịch thành kinh tế mũi nhọn của địa phương..

Những mô hình du lịch sinh thái đang ngày càng được nhân rộng tại xã Hồng Vân, đưa vùng đất này trở thành một điểm nhấn trong chương trình hành lang xanh của Thủ đô. Để tiếp tục phát huy thế mạnh về du lịch cho xã, lấy du lịch làm mũi nhọn của địa phương đòi hỏi phải có sự nỗ lực, vào cuộc quyết liệt từ chính quyền các cấp cho đến các hộ dân trong việc giữ gìn cảnh quan môi trường, có vậy, mô hình du lịch sinh thái mới có thể phát triển bền vững, xứng đáng là điểm sáng của sự phát triển kinh tế - xã hội của không chỉ của huyện Thường Tín mà còn tạo hành lang xanh cho Thủ đô.

Bảo Thoa – Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

(LĐTĐ) Những ngày qua, tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định đã xảy ra mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, ngập lụt cục bộ, chia cắt giao thông, một số khu dân cư vùng thấp, trũng, ven sông suối bị cô lập do ngập sâu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình

Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình hình cháy nổ trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là đối với loại hình nhà ở nhiều tầng, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh. Để hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ và xây dựng các giải pháp phòng ngừa, hạn chế thấp nhất các thiệt hại do cháy nổ gây ra, nhiều địa phương trên địa bàn Thành phố đã tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thực hiện mở lối thoát hiểm thứ 2.
Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại

Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại

(LĐTĐ) Việt Nam tự hào với một hệ thống các di sản văn hóa truyền thống phong phú, đặc biệt trong lĩnh vực kiến trúc. Thông qua các công trình kiến trúc và không gian cộng đồng, những dấu ấn văn hóa và tâm thức dân tộc được thể hiện một cách sinh động.
Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Vấn đề tăng thuế với mặt hàng thuốc lá đã nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu. Dưới góc độ của cơ quan chăm sóc sức khỏe nhân dân, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho hay, sử dụng thuốc lá được WHO đánh giá là nguyên nhân gây nên 28 nhóm bệnh...
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

(LĐTĐ) Để chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cùng với việc tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế như triển khai cuộc “cách mạng” về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương trên cơ sở “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, gắn với đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, hạ tầng số… theo một số chuyên gia chúng ta đồng thời cũng phải thực hiện cuộc “cách mạng” về giáo dục - đào tạo.
Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

(LĐTĐ) Việc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ, không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động, giúp người học nghề dễ dàng tìm kiếm việc làm, mà còn giúp các doanh nghiệp chủ động được nguồn lao động có chất lượng, nâng cao năng lực sản xuất. Hiệu quả này đã được ghi nhận từ thực tế công tác phối hợp giữa các doanh nghiệp với cơ sở GDNN trên địa bàn Thủ đô trong thời gian qua.
Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm

Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm

(LĐTĐ) LTS: Hà Nội đang sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển hướng tới “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, sớm trở thành thành phố kết nối toàn cầu, hội nhập sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới; người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao… Hơn khi nào hết, việc nêu gương đi đầu trong cán bộ đảng viên; việc áp dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào trong mỗi hoạt động sẽ là kim chỉ nam cho Hà Nội trên hành trình phát triển mới.

Tin khác

Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm

Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm

(LĐTĐ) LTS: Hà Nội đang sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển hướng tới “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, sớm trở thành thành phố kết nối toàn cầu, hội nhập sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới; người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao… Hơn khi nào hết, việc nêu gương đi đầu trong cán bộ đảng viên; việc áp dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào trong mỗi hoạt động sẽ là kim chỉ nam cho Hà Nội trên hành trình phát triển mới.
Chuyển đổi số - xây dựng quận Bắc Từ Liêm thông minh phát triển xứng tầm

Chuyển đổi số - xây dựng quận Bắc Từ Liêm thông minh phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Chiều 25/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức hội thảo với chủ đề “Chuyển đổi số - xây dựng quận Bắc Từ Liêm thông minh phát triển xứng tầm”. Bí thư Quận ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận Bắc Từ Liêm Lưu Ngọc Hà và PGS.TS Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đồng chủ trì hội thảo.
Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn tiếp Đoàn đại biểu Tổng Công hội Bắc Kinh

Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn tiếp Đoàn đại biểu Tổng Công hội Bắc Kinh

(LĐTĐ) Chiều 25/11, đồng chí Đỗ Anh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội đã thay mặt Thành ủy chủ trì tiếp xã giao Đoàn đại biểu Tổng Công hội Bắc Kinh (Trung Quốc), do đồng chí Tôn Lập Đông - Thành viên Đảng đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra kinh phí Tổng Công hội Bắc Kinh dẫn đầu.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong thanh, thiếu niên

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong thanh, thiếu niên

(LĐTĐ) Ngày hội Thanh niên với văn hóa giao thông và chuỗi hoạt động “Tuổi trẻ Thủ đô tham gia tuyên truyền, giữ gìn trật tự an toàn giao thông” năm 2024 diễn ra ngày 24/11, với nhiều nội dung thiết thực, ý nghĩa.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động