Thành phố vào cuộc cùng doanh nghiệp tháo gỡ nợ đọng bảo hiểm xã hội
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về BHXH | |
LĐLĐ huyện Đan Phượng: Khởi kiện 3 doanh nghiệp nợ bảo hiểm ra tòa | |
6 tháng, 29 vụ ngừng việc tập thể |
Chủ trì Hội nghị có các đồng chí: Ngô Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội; Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố và Nguyễn Đức Hòa - Giám đốc BHXH TP Hà Nội.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý phát biểu tại Hội nghị |
Theo báo cáo của BHXH Hà Nội, đến hết tháng 4/2019 số thu BHXH, BHYT, BH thất nghiệp là 12.287,7 tỷ đồng (tăng 1.460,1 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2018).
Về tình hình nợ đóng BHXH, BHYT, đến ngày 30/4/2019 có 37.557 đơn vị nợ tiền BHXH, BHYT, BH thất nghiệp với 559.629 lao động; số tiền nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp phải tính lãi là 2.084,9 tỷ đồng (tăng 1.105,1 tỷ đồng so với tháng 12/2018).
Trong đó: Nợ dưới 3 tháng: 26.300 đơn vị với 475.028 lao động, số tiền nợ: 987,5 tỷ đồng; nợ từ 3 đến dưới 6 tháng: 7.551 đơn vị với 59.956 lao động, số tiền nợ: 342,7 tỷ đồng; nợ từ 6 đến dưới 12 tháng: 1.873 đơn vị với 11.420 lao động, số tiền nợ: 115,3 tỷ đồng; nợ 12 đến dưới 24 tháng: 1.039 đơn vị với 7.671 lao động, số tiền nợ: 150,08 tỷ đồng; nợ trên 24 tháng: 794 đơn vị với 5.554 lao động, số tiền nợ: 489,2 tỷ đồng.
Đại diện Công ty cổ phần Lilama 3 (Lô 24-25 KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội) - doanh nghệp đang nợ 71 tháng đóng BHXH của 144 lao động với số tiền là 33.104.960.961 đồng (đứng đầu về số tiền nợ của Thành phố), ông Nguyễn Tiến Thành - Tổng Giám đốc lý giải: Số nợ trên phát sinh từ năm 2011, khi doanh nghiệp tham gia một số dự án trọng điểm của Chính phủ, đến nay, số tiền doanh nghiệp này đang bị ngân sách Nhà nước nợ, chưa thực hiện quyết toán lên tới trên 60 tỷ đồng, kéo theo số tiền nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.
Ông Nguyễn Tiến Thành - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Lilama 3 kiến nghị khoanh nợ cho doanh nghiệp. |
Ông Thành cũng cho biết, thời điểm phát sinh tiền nợ, công ty sử dụng hơn 800 lao động, nhưng đến nay chỉ còn 144 lao động. Việc 144 lao động đang phải "gánh nợ" cho số lao động cũ cũng khiến người lao động tại doanh nghiệp khá tâm tư, doanh nghiệp này cũng không muốn như vậy, song chưa thể cân đối nợ.
“Hiện nay, doanh nghiệp đang từng bước khắc phục khó khăn, tập trung giải quyết việc làm cho số lao động hiện tại, xác định công nợ để thực hiện nghĩa vụ với cơ quan BHXH và người lao động. Vì vậy, chúng tôi đề nghị BHXH Hà Nội kiến nghị BHXH Việt Nam cho khoanh nợ để doanh nghiệp tập trung giải quyết, bởi trong số tiền nợ hơn 33 tỷ đồng hiện nay, số tiền lãi do chậm đóng chiếm hơn một nửa”, ông Thành đề xuất.
Tại Hội nghị, đại diện nhiều doanh nghiệp nợ tiền BHXH, BHYT, BH thất nghiệp đã nêu rõ nguyên nhân dẫn đến nợ đọng kéo dài, trong đó tập trung chủ yếu một số lý do như: Bị nợ đọng từ các công trình, dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước nên kéo theo nợ BHXH; gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh; lãi suất chậm đóng cao, đặc biệt là tình trạng lãi chồng lãi khiến số nợ càng tăng cao...
Đại diện các doanh nghiệp cũng đề nghị cơ quan BHXH cần tạo điều kiện, ưu tiên tách đóng, chốt sổ BHXH cho người lao động chấm dứt hợp đồng, chuyển công tác; đồng thời kiến nghị cơ quan BHXH khoanh nợ, giảm lãi suất nợ, xem xét chế độ hạch toán nợ...
Ghi nhận những ý kiến thẳng thẳn, đề xuất từ phía đại diện doanh nghiệp, phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý khẳng định: Những kiến nghị tại hội nghị, UBND thành phố sẽ tâp hợp để có văn bản gửi các cấp có thẩm quyền xem xét, phối hợp giải quyết.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố cũng đề nghị: Trước mắt, cơ quan BHXH cần tập trung rà soát lại từng doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch, lộ trình trả nợ. Bên cạnh đó, các sở, ban ngành cần tập trung hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn.
Với các doanh nghiệp, dù có khó khăn nhưng cần xem xét ưu tiên nguồn kinh phí, xây dựng lộ trình, kế hoạch cụ thể để thanh toán nợ trong năm 2019, hạn chế tối đa các khoản nợ mới, tham gia đầy đủ chế độ, chính sách để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, để người lao động yên tâm gắn bó với doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, với các doanh nghiệp cố tình “chây ì”, nợ đọng tiền BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của người lao động kéo dài, đề nghị cơ quan như Công an, Tòa án xem xét, xử lý kịp thời, để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội triển khai mô hình tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Nâng cao thể lực, sẵn sàng cho mùa giải đấu lớn
Vietjet khai trương đường bay Hà Nội - Kuala Lumpur, tăng cường kết nối khu vực ASEAN
Hà Nội tăng cường các hoạt động nâng cao chất lượng dân số
“Xanh hóa” dòng vốn đầu tư để phát triển kinh tế bền vững
Hà Nội ghi nhận thêm 28 ca mắc sởi
Tin khác
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Đời sống 24/11/2024 20:50
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Chính sách 24/11/2024 17:43
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Chính sách 24/11/2024 14:37
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Chính sách 21/11/2024 07:42
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu
Lợi quyền lao động 21/11/2024 07:41
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37