Thành phố luôn đầu tư trọng tâm cho ngành Giáo dục
1,2 tỷ đồng hỗ trợ ngành Giáo dục miền Trung | |
Tặng sách giáo khoa cho 16 trường khó khăn |
Theo Sở GDĐT, năm học 2015 - 2016 là năm học thứ ba ngành GDĐT Thủ đô triển khai Nghị quyết 29-NQ/TƯ “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” và cũng là năm học mà ngành tiếp tục có nhiều chuyển biến vững chắc và toàn diện.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung tặng cờ thi đua cho những tập thể đạt thành tích xuất sắc trong năm học 2015-2016. Ảnh: K.Thoa |
Thế nên năm nay, ngành GDĐT Hà Nội đang tiếp tục hoàn thiện các điều kiện dạy và học. Trong đó, có ưu tiên đầu tư xây dựng, phát triển mạng lưới trường, lớp học theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân Thủ đô và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn hội nhập.
Cụ thể, so với năm học trước, quy mô giáo dục Hà Nội tăng hơn 48 trường, trên 3.000 nhóm lớp và hơn 55.000 học sinh). Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được đẩy mạnh. Hà Nội hiện có hơn 1.100 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, đưa Thành phố thành địa phương có tỉ lệ trường chuẩn cao trong cả nước.
Ngân sách 2016 và 5 năm tiếp theo của TP. Hà Nội dành cho ngành GDĐT Thủ đô sẽ nâng lên. Cụ thể từ 15% như hiện nay lên 19% GRDP của Thành phố. Điều này cho thấy, Thành phố đang coi đầu tư cho giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. |
Đồng thời, Hà Nội cũng là địa phương đi đầu trong việc xây dựng mô hình trường chất lượng cao, với 11 trường đã được công nhận đạt đủ tiêu chí, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của học sinh.
Bên cạnh đó, ngành và Thành phố cũng quan tâm tới việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giáo viên (GV) hướng bám sát yêu cầu nhiệm vụ thực tế. 100% số GV đứng lớp ở các cấp học, bậc học hiện nay đã có trình độ đào tạo đạt chuẩn; tỉ lệ GV có trình độ đào tạo trên chuẩn ngày càng tăng, trong đó cao nhất là ở cấp tiểu học với 94%, tỉ lệ này ở cấp THCS là 76%, mầm non 54%, THPT 21%... từng bước đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TƯ.
Bằng chứng cụ thể nhất của việc thực hiện Nghị quyết 29, những năm qua, giáo dục phổ thông tiếp tục ghi dấu ấn tại các cuộc thi quốc gia, quốc tế bằng việc giữ vững vị trí dẫn đầu về số lượng và chất lượng giải với 147 giải quốc gia. Trong các kỳ thi quốc tế, HS Thủ đô giành 95 huy chương các loại.
Tỉ lệ HS phổ thông xếp loại hạnh kiểm khá, tốt và học lực khá, giỏi tăng so với năm học trước. Ngành học giáo dục thường xuyên tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học ở các mặt hoạt động, trong đó có việc mới là thực hiện đồng thời nhiệm vụ giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp, dạy nghề, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân.
Đặc biệt, điểm nhấn đáng chú ý của Hà Nội trong năm học vừa qua là việc lần đầu tiên áp dụng hình thức tuyển sinh trực tuyến vào các lớp đầu cấp năm học 2016 - 2017. Đây không chỉ là việc hưởng ứng chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính của Thủ đô mà còn là cách thức tạo nên sự minh bạch, công khai và chính xác trong công tác tuyển sinh...
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đánh giá cao những kết quả đã đạt được của ngành GDĐT Thủ đô trong năm học vừa qua. Theo Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, từ đầu 2016, Thành phố đã đầu tư xây mới 26 trường học, tháng 9 tới, Thành phố sẽ tiếp tục đầu tư 40 hệ thống các trường mầm non và trường tiểu học (sẽ phải hoàn thành trước tháng 8. 2017) đạt chuẩn quốc gia.
“Thậm chí là cả trên chuẩn để làm mô hình mẫu cho các trường học xây mới tiếp theo. Cạnh đó, Thành phố cũng tiến hành vừa rà soát các quỹ đất tại tất cả các quận huyện để xây trường. Trong đó, mới nhất là quyết định lấy 3.000m2 đất của một dự án sau nhiều năm không triển khai giữa trung tâm Hà Nội để đầu tư xây trường học” - Chủ tịch UBNDTP Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh.
Đặc biệt, với trọng trách giáo dục 1,7 triệu học sinh, chiếm 1/4 dân số Thủ đô, sức lan tỏa, ảnh hưởng của nhà trường rất rộng. Chính vì thế, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đặt ra 9 nhóm vấn đề mà ngành GDĐT Hà Nội cần quan tâm triển khai trong thời gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu rất cao về nguồn nhân lực khi đất nước hội nhập quốc tế.
Từ việc giáo dục đào tạo ra sao để giải phóng sự sáng tạo và lòng nhân hậu của học sinh ngay từ nhỏ; quan tâm trồng cây xanh tạo môi trường xanh - sạch - đẹp tại 2.622 trường học trên toàn thành phố…, cho tới các vấn đề liên quan mật thiết tới thể chất học sinh như cải tạo hệ thống nhà vệ sinh, nước sạch cung cấp trong trường học hay đến việc ngày càng có nhiều học sinh TP (chiếm đến 1/4 số học sinh) phải đeo kính…
Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP còn đặt vấn đề: "Hiện có bao nhiêu trường ở Thủ đô được công nhận bằng tú tài quốc tế? Chúng ta chưa có trường nào. Đây là điều đáng để trăn trở, suy nghĩ. Mô hình trường chất lượng cao không dám tự chủ hoàn toàn, kéo theo chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu.
Học xong phổ thông, con em chúng ta vẫn phải mất thêm 2 năm học ngoại ngữ để có chứng chỉ nước ngoài. Nếu các trường phổ thông của Hà Nội có thể đạt tiêu chuẩn công nhận quốc tế thì sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền cho người dân?
Sắp tới, Thành phố sẽ phối hợp với Trường ĐH Cambridge đầu tư vào Trường THPT Chu Văn An và THPT Hà Nội -Amsterdam để áp dụng chương trình chuẩn của họ song song với chương trình trong nước giúp học sinh Thủ đô ra trường là có thể hoà nhập với thế giới mà không mất thêm 2 năm”.
K.Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Sự kiện 04/11/2024 13:25
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp
Sự kiện 01/11/2024 21:41
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong
Sự kiện 01/11/2024 21:39