Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thành công từ các mô hình rau an toàn

(LĐTĐ) Sản phẩm nông sản thiếu an toàn từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh, nhức nhối không chỉ của riêng TP Hà Nội, mà của cả nước. Vì thế, để tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng Thủ đô, thời gian qua, TP Hà Nội đã đẩy mạnh việc phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, khép kín từ sản xuất tới tiêu thụ. Qua đó, bảo đảm kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng, tạo đầu ra cho sản phẩm ổn định, bền vững…
thanh cong tu cac mo hinh rau an toan Chương Mỹ: Tích cực chuyển đổi mô hình sản xuất rau Vietgap
thanh cong tu cac mo hinh rau an toan Trăm cách đối phó với thực phẩm bẩn

Đẩy mạnh phát triển mô hình rau an toàn

Theo số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (NN&PTNT), hiện TP Hà Nội có khoảng 12.000ha canh tác rau, được phân bố đồng đều tại 22 quận, huyện, thị xã. Tuy nhiên, nhiều địa phương do lối canh tác cũ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống và lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật cho nên năng suất, chất lượng nông sản không cao. Cùng với đó, chi phí giống cây, thuốc bảo vệ thực vật lớn, dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.

thanh cong tu cac mo hinh rau an toan
Mô hình trồng rau an toàn theo hướng công nghệ cao được Hà Nội chú trọng phát triển.

Với lợi thế về đất đai, thị trường, công nghệ… để giải bài toán trên, thời gian qua TP Hà Nội cùng với Sở NN&PTNT, các cơ quan đoàn thể đã triển khai nhiều mô hình trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, rau hữu cơ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thậm chí, ở nhiều địa phương, việc trồng rau an toàn được xác định là hướng phát triển sản xuất nông nghiệp chủ lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mở hướng làm giàu cho người dân. Ví dụ như tại huyện Gia Lâm, diện tích trồng rau mỗi vụ hiện nay đã lên đến hơn 720ha, riêng vụ đông năm 2018, diện tích trồng rau an toàn đã lên tới 900ha.

thanh cong tu cac mo hinh rau an toan
Hà Nội phát triển mạnh mẽ các mô hình trông rau an toàn

Trước đó, năm 2009 nếu như trên toàn huyện Gia Lâm không có diện tích trồng rau nào đủ điều kiện chứng nhận an toàn, thì đến nay, diện tích được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trồng rau là gần 398ha, diện tích được cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP là 25ha.

Qua quá trình xây dựng các vùng rau an toàn, bản thân các hộ nông dân được nâng cao kiến thức, kỹ năng về an toàn thực phẩm. Nhờ đó, số doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm rau an toàn trên địa bàn huyện đã tăng từ 7 doanh nghiệp năm 2016, thì hiện nay số doanh nghiệp này đã tăng lên con số 16; cùng với đó, số lượng rau xanh tiêu thụ qua hợp đồng từ 3 tấn/ngày (năm 2016) đã tăng lên 16 tấn/ngày (năm 2018).

Năm 2018 tất cả 20/20 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đều đạt, có 8 chỉ tiêu vượt kế hoạch, bao gồm: Kim ngạch xuất khẩu tăng 21,6% (kế hoạch 7,5%-8%); Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm 0,3% (kế hoạch giảm 0,1%); Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 63,18% (kế hoạch 62,0%); số trường công lập đạt chuẩn quốc gia tăng thêm 90 trường (kế hoạch là 80 trường); Tỷ lệ dân số được cung cấp nước sạch khu vực nông thôn đạt 55,5% (kế hoạch là 55%); số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới tăng thêm 30 xã (kế hoạch là 26 xã); Giảm tỷ lệ hộ nghèo so với năm trước 0,5% (kế hoạch là 0,4%); Tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 86,5% (kế hoạch là 85,3%).

Không chỉ có huyện Gia Lâm mới có sự thay đổi lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ rau an toàn, mà huyện Sóc Sơn, Phúc Thọ… cũng cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ từ việc triển khai mô hình này.

Cụ thể, tại địa bàn huyện Sóc Sơn ngày càng nhiều các mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung, vùng sản xuất chuyên canh được ra đời như tại xã: Đông Xuân, Mai Đình, Thanh Xuân… hiện diện tích gieo trồng của toàn huyện lên tới 1.450ha. Trong đó, diện tích trồng rau theo quy trình sản xuất an toàn, VietGap, hữu cơ vào khoảng 430ha; diện tích còn lại cũng được sản xuất theo hướng an toàn…

Theo đại diện Sở NN&PTN Hà Nội, cùng với sự vào cuộc tích cực của các cấp ngành, sự chủ động của người dân trong việc thay đổi tư duy trồng trọt, tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn TP Hà Nội đã có hơn 5.000ha diện tích rau được chứng nhận an toàn thực phẩm, hơn 300ha rau đạt tiêu chuẩn VietGap và hàng trăm ha trồng rau hữu cơ. Đặc biệt, từ kết quả trên cũng cho thấy, hiện tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng thuốc thảo mộc, sinh học trong trồng rau xanh ở Hà Nội đã tăng lên và đạt khoảng 60%; người nông dân đã tuân thủ đúng thời gian cách ly khi thu hoạch sản phẩm…

Tăng cường kết nối giao thương

Cùng với việc đẩy mạnh triển khai các mô hình trồng rau an toàn, để đảm bảo cho việc cung cấp, tạo thuận lợi cho đầu ra được ổn định, bền vững, xây dựng các chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho TP Hà Nội. Thời gian qua, TP Hà Nội đã giao Sở NN&PTNT, Sở Công Thương… tích cực triển khai, xây dựng các chương trình kết nối giao thương, kết nối nông sản với các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Đến thời điểm hiện tại, TP Hà Nội đã kết nối giao thương với 50 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó có 21 tỉnh, thành phía Bắc; Hà Nội đã xây dựng được 461 chuỗi kết nối nông sản, trong đó có 194 chuỗi đã được xác nhận chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn.

Có thể thấy, việc kết nối đưa nông sản an toàn từ các tỉnh, thành phố về Hà Nội là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh nguồn cung cấp nông sản, rau an toàn cho TP Hà Nội từ nguồn cung của thành phố là chưa đủ. Theo các chuyên gia kinh tế, thời gian tới Hà Nội cần tiếp tục hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nhằm kiểm soát chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm, điều tiết hài hòa lợi ích giữa các khâu để chứng minh và truy tìm nguồn gốc; đồng thời chú trọng xây dựng thương hiệu cho nông sản nói chung và rau an toàn nói riêng. Trong đó, việc đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại, nâng cao giá trị sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng.

Tuy nhiên, hiện nay một trong những vấn đề khó khăn đối với việc sản xuất, kinh doanh rau an toàn nói riêng và các sản phẩm nông sản an toàn theo chuỗi nói chung là cần phải có nguồn vốn lớn. Trong khi đó, hệ thống hỗ trợ, phân phối sản phẩm nông sản chưa đủ mạnh, giá thành sản phẩm còn cao... gây khó khăn cho doanh nghiệp khi đầu tư vào lĩnh vực này.

Một trong những khâu yếu trong việc phát triển hệ thống rau an toàn, nông sản an toàn đó chính là sự hoạt động kém hiệu quả của các hợp tác xã nông nghiệp, tại nhiều nơi mô hình này hầu như không đảm nhiệm được vai trò trong tiêu thụ rau an toàn, trong khi đó việc thành lập mới các hợp tác xã tiêu thụ rau an toàn đạt hiệu quả lại không dễ; mối liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân cũng thiếu chặt chẽ, không hài hòa lợi ích giữa các bên, hợp đồng thường bị phá vỡ... nên chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn tham gia liên kết chuỗi.

Trước những khó khăn trên, để mô hình trồng rau an toàn trên địa bàn TP Hà Nội phát triển mạnh hơn nữa, ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, thời gian tới Sở sẽ phối hợp với các địa phương tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nhân rộng mô hình trồng rau an toàn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đẩy mạnh việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về phòng trừ sâu bệnh theo hướng giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc thảo mộc để phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng.

Bên cạnh đó, tập trung phát triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ rau an toàn truy xuất nguồn gốc đến hộ gia đình gắn với hệ thống bảo đảm có sự tham gia của người sản xuất, người kinh doanh, người tiêu dùng; siết chặt công tác quản lý vật tư nông nghiệp ở tất cả các khâu. Để thực hiện được việc này, Sở NN&PTNT sẽ tham mưu thành phố có thêm cơ chế, chính sách về sản xuất, tiêu thụ rau an toàn, theo hướng hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp phát triển hệ thống cửa hàng, điểm bán lẻ rau an toàn; chuyển giao, tập huấn kỹ thuật cho nông dân sản xuất tốt hơn.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Khai mạc Tháng Công nhân lần thứ 16

TP.HCM: Khai mạc Tháng Công nhân lần thứ 16

(LĐTĐ) Ngày 27/4, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức Lễ khai mạc Tháng Công nhân lần thứ 16 năm 2024 với chủ đề: "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".
TP.HCM: Đám cháy thiêu rụi nhà xưởng giữa trưa nắng gắt

TP.HCM: Đám cháy thiêu rụi nhà xưởng giữa trưa nắng gắt

(LĐTĐ) Ngày 27/4, Công an quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy nhà xưởng trên đường Trần Hải Phụng (phường Tân Tạo).
Thành phố Hồ Chí Minh: Ngày đầu nghỉ lễ, lượng khách đổ về các bến xe tăng mạnh

Thành phố Hồ Chí Minh: Ngày đầu nghỉ lễ, lượng khách đổ về các bến xe tăng mạnh

(LĐTĐ) Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô, ngày 27/4, lượng khách tới các bến xe rất đông để mua vé. Các tuyến được người dân lựa chọn nhiều như: Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Nha Trang, TP.HCM - Đà Nẵng, TP.HCM - Quảng Ngãi và một số tuyến đi các tỉnh Tây Nguyên, miền Tây.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Tổ chức tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2024

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Tổ chức tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2024

(LĐTĐ) An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) được duy trì sẽ giúp cho người lao động nắm bắt được những kiến thức chung, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, phòng tránh các tai nạn, sự cố trong quá trình làm việc.
Thi đua thực hiện tốt lời Bác dạy để mãi xứng danh Rạng Đông Anh hùng và có Bác Hồ

Thi đua thực hiện tốt lời Bác dạy để mãi xứng danh Rạng Đông Anh hùng và có Bác Hồ

(LĐTĐ) 60 năm qua, lớp lớp các thế hệ Người Rạng Đông thi đua thực hiện tốt lời Bác dạy, đã viết lên câu chuyện của thế hệ mình, xứng đáng với lời nguyện ước: “Phát triển để mãi mãi xứng danh Rạng Đông Anh hùng và có Bác Hồ - làm thỏa lòng Bác mong!”
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Phát động đợt thi đua cao điểm nhân Tháng Công nhân

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Phát động đợt thi đua cao điểm nhân Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, tại Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân trên địa bàn quận Hai Bà Trưng năm 2024, bà Nguyễn Thị Kim Dung - Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận đã phát động đợt thi đua cao điểm tới đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động quận.
Sôi động đường đua của hàng ngàn runner nhí

Sôi động đường đua của hàng ngàn runner nhí

(LĐTĐ) Mới đây, hơn 1.600 em học sinh khắp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tề tựu về cung đường tổ chức giải chạy bộ Bước chân yêu thương - Kids Run 2024 (quận 12). Bên cạnh các em học sinh, nhiều phụ huynh cũng có mặt để động viên con hoàn thành chặng đua.

Tin khác

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tối ngày 25/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ có quy mô 100 gian hàng thiết kế theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn thành phố Hà Nội và khu trưng bày sản phẩm có thiết kế mới quảng bá, giới thiệu và bán hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, sơn mài, lụa, sản phẩm OCOP…
Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

(LĐTĐ) Từ ngày 25 - 28/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội (Đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ do Sở Công Thương Hà Nội chủ trì, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp (IDC Hanoi) tổ chức thực hiện, với quy mô 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và một số sản phẩm OCOP của Thủ đô.
Lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa hoàn thiện Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA).
Vì sao tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa chết hàng loạt?

Vì sao tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa chết hàng loạt?

(LĐTĐ) Ngày 12/4, theo nhận định ban đầu của Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), tại huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), tôm hùm nuôi bị chết hàng loạt, có thể do nắng nóng, mật độ lồng nuôi cao, lượng oxy hoà tan thấp làm suy giảm sức đề kháng trên tôm nuôi.
Thủ đoạn và phương thức xâm phạm sở hữu trí tuệ đang diễn biến phức tạp

Thủ đoạn và phương thức xâm phạm sở hữu trí tuệ đang diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Các nền tảng mạng xã hội như facebook, tiktok trước đây chỉ là nơi kết nối, giải trí thì hiện nay đã trở thành kênh bán hàng, mua sắm sôi động. Đi cùng với đó là vấn nạn vi phạm sở hữu trí tuệ, đặc biệt khi khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Những cách tiết kiệm điện hiệu quả trong gia đình mùa nắng nóng

Những cách tiết kiệm điện hiệu quả trong gia đình mùa nắng nóng

(LĐTĐ) Chuẩn bị bước vào mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng mạnh. Để sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm, người dân cần sử dụng các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng, thường xuyên vệ sinh bảo dưỡng thiết bị, rút phích cắm khi không sử dụng, tắt bớt thiết bị điện không cần thiết...
Bộ Công Thương lên tiếng trước yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Bộ Công Thương lên tiếng trước yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

(LĐTĐ) Liên quan đến việc một số doanh nghiệp sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước, gửi hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, hiện Bộ vẫn đang xem xét, tiếp tục yêu cầu các bên liên quan cung cấp, bổ sung thêm hồ sơ và chưa đưa ra kết luận cuối cùng là có khởi xướng điều tra hay không.
Sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2024

Sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2024

(LĐTĐ) "Bộ Công Thương sẽ cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị liên quan đề ra nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện. Chúng tôi có đủ cơ sở để tin tưởng, năm 2024 sẽ không thiếu điện và sẽ cố gắng đảm bảo đủ điện trong những năm tiếp theo", Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương.
Đề xuất biểu giá bán lẻ điện 5 bậc: Đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?

Đề xuất biểu giá bán lẻ điện 5 bậc: Đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa gửi thẩm định dự thảo Quyết định quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sau khi tham vấn ý kiến các bộ, ngành. Theo dự thảo, biểu giá điện sẽ được rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc; với thay đổi này có khoảng 558.000 hộ gia đình sẽ phải trả tiền điện cao hơn (tương đương 2% hộ gia đình sử dụng điện hiện tại).
Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan

Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan

(LĐTĐ) Sáng nay (15/3), tại 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan”. Đây là lần thứ 11 Tổng cục QLTT mở cửa Phòng trưng bày giúp khách tham quan tìm hiểu thông tin về sản phẩm, phân biệt hàng hóa thật - giả trên thị trường.
Xem thêm
Phiên bản di động