Trăm cách đối phó với thực phẩm bẩn
Từ cải thiện bữa ăn gia đình
Gần 2 năm nay, sân thượng tầng 6 của nhà chị Nguyễn Thị Thủy ở Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) luôn xanh ngắt các loại rau, củ quả. Đặc biệt, ở góc sân thượng, chị còn nuôi hàng chục con lợn, gà.
Chị Thủy cho biết, sân thượng nhà chị rộng 60m2, trước chỉ là nơi phơi phóng quần áo. Nhưng hơn hai năm nay, thấy tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan, nguy cơ gây hại sức khỏe cao, nên chị đã học theo mọi người trồng rau. “Chỉ với hơn 1 triệu đồng, tôi đi mua đất, thùng gỗ, đường ống dẫn nước tưới cây và mua các loại giống về gieo. Chỉ một thời gian ngắn, tôi không cần phải đi mua rau ở bên ngoài nữa. Nhiều khi ăn không xuể còn phải đem cho người thân. Không những vậy, tôi còn làm lồng để nuôi gà, lúc nào cũng có vài chục con. Gà nuôi chỉ bằng thóc nên đảm bảo thịt sạch, ngon, săn chắc lắm” - chị Thủy chia sẻ.
Người dân nghĩ ra nhiều mô hình trồng rau an toàn trước thực trạng thực phẩm bẩn |
Cũng với mong muốn dùng thực phẩm sạch, hơn một năm nay, bà Trần Thúy Vân (phố Thái Hà, quận Đống Đa) tận dụng khu đất dưới chân cầu đường sắt trên cao (đoạn chạy qua phố Yên Lãng) để trồng rau. Ở mảnh đất “chiếm” được, bà trồng đủ các loại rau như xà lách, cải xanh, đậu đỗ, hành, rau thơm và bí ngô. “Thấy tôi trồng được rau xanh tốt, đảm bảo sạch sẽ, nên người dân ở quanh khu vực phố Yên Lãng cũng làm theo. Bây giờ, cả dãy phố này hầu như chẳng còn chút đất thừa nào nữa mà thay vào đó là các loại rau xanh” - chỉ tay về phía các luống rau, bà Vân tâm sự.
Không chỉ tận dụng sân thượng, dưới chân đường sắt trên cao để trồng rau sạch, theo khảo sát của phóng viên, người dân còn tận dụng cả một số ô đất hiếm hoi quanh gốc cây trên vỉa hè để trồng rau. Đây là cách tốt để người dân tự ứng phó trước nguy cơ thực phẩm bẩn.
Đến nhân rộng mô hình cho cộng đồng
Bên cạnh việc người dân tự ứng phó với tình trạng thực phẩm bẩn, nhiều năm qua, một số cá nhân, tổ chức đã có những việc làm đầy tính nhân văn, khi nhân rộng vùng rau an toàn, thực phẩm sạch, đảm bảo môi trường để người dân được hưởng lợi.
Từ lâu, người dân huyện Ba Vì đã quá quen thuộc với TS. Ngô Kiều Oanh, bởi lẽ bà không chỉ xây dựng khu trang trại Đồng Quê thu hút học sinh đến học ngoại khóa mà còn nhân rộng mô hình trồng rau, chăn nuôi an toàn. Từ những chia sẻ “chuyển giao công nghệ” của bà, hiện, trên địa bàn huyện Ba Vì đã có hàng trăm hộ nông dân áp dụng mô hình này, đem lại nguồn thực phẩm sạch đáng kể cho thị trường.
“Bố tôi, ông Ngô Tất Nhơn - cố Bộ trưởng Bộ Canh nông - là một trong những Bộ trưởng đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi cũng theo ngành nông nghiệp. Vài năm gần đây, tôi thấy tình trạng người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng, tăng trọng trong trồng trọt, chăn nuôi bừa bãi, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng, nên rất đau xót. Vì thế, tôi đã mày mò, nghiên cứu ra các phương thức trồng trọt, chăn nuôi, vừa bảo vệ môi trường, vừa đem lại sản phẩm sạch cho người tiêu dùng. Trong trồng trọt, tôi sử dụng phương thức ủ phân hữu cơ, quây ruộng vườn để tránh sâu bọ, nên không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Trong chăn nuôi, tôi chú trọng đến việc làm thương hiệu thịt sạch Ba Vì, chứ không quan tâm quá nhiều đến vấn đề tăng trọng. Cho đến nay, sau gần 5 năm “chuyển giao công nghệ”, đã có hàng trăm hộ gia đình trồng trọt, chăn nuôi ở huyện Ba Vì đã thực hiện mô hình của tôi” - TS. Ngô Kiều Oanh chia sẻ.
Quy mô lớn trong việc sản xuất rau an toàn có thể kể đến xã Vân Nội (huyện Đông Anh). Bởi lẽ, đã nhiều năm nay, người dân nơi đã dày công xây dựng thương hiệu rau sạch. Ở đây, việc trồng rau, củ quả được người dân luôn coi trọng, từ việc chọn giống, loại đất, đến nguồn nước tưới. Đặc biệt, người dân nơi đây nói không với thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng và kích thích rau, củ quả. Chính nhờ việc thực hiện nghiêm ngặt những điều kiện “sản xuất thực phẩm sạch” mà thương hiệu rau sạch Vân Nội đã nổi tiếng với người dân trong nội thành.
Việc đối phó với thực phẩm bẩn không thể không nhắc tới các hoạt động của Bộ NN&PTNT với việc ban hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả tươi, chè, lúa và cà phê, đồng thời triển khai các chương trình của Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (Lifsap). Theo đó, từ năm 2008 đến nay, Bộ NN&PTNT đã khoanh vùng, đào tạo, hướng dẫn cho hàng nghìn địa phương trên cả nước thực hiện sản xuất sản phẩm sạch. Dự án Lifsap còn hướng tới sản phẩm thịt sạch, ngay từ lúc chăn nuôi cho đến việc xây lò mổ, nơi bán đạt chuẩn, sạch sẽ…
Trung Hiếu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46