Thằng Tí ơi
Không biết thằng Tí bây giờ có còn nhớ nó nữa không, ấy vậy mà nó vẫn nhớ thằng Tí nhiều lắm, nó cứ hay ngồi thơ thẩn ôn về kỷ niệm của tuổi thơ, với thằng Tí, với những buổi chiều in dấu chân lên sân trường tiểu học chơi trò rượt bắt, rồi những buổi trưa hè nghe tiếng ve kêu, trèo lên những cành bàng hái quả chín, nghiêng mình ngắm nắng hè chiếu qua từng khe lá, óng ả chói chang.
Nó biết bọn con trai khi đã lớn lên, đi qua vùng ký ức của tuổi thơ rồi, chẳng nhớ về kỷ niệm nhiều như bọn con gái, nó chẳng trách được thằng Tí khi mà mười mấy năm chưa gặp lại nhau, bắt được liên lạc với nhau qua Facebook thì thằng Tí cũng làm biếng hỏi han, chẳng lẽ nó ngồi nó nhắc từng chuyện, thì thế nào thằng Tí cũng cho là “mày sến như con hến”, mà cho dù có nhắc, Tí cũng chẳng nhớ nổi. Còn nó, nó vẫn nhớ từng ngày nắng gắt cho đến ngày mưa phùn, từng mảng ký ức vẫn hiện về trong trang blog rộn rã sắc màu tuổi thơ.
Khi xuân chuyển mình sang thu, cây me trước hiên nhà vào mùa rụng lá, thằng Tí hốt mớ lá me khô tung rải lên trời, lá me bay nghiêng lượn lờ trong gió, tuổi thơ cũng theo gió dịu dàng chấp cánh bay xa. Mùa Trung thu nào cũng vậy, thằng Tí xách chiếc lồng đèn ông sao sáng rực, nó cũng được mẹ mua cho chiếc lồng đèn cá chép, hai đứa hòa vào đám con nít trong xóm, những ánh đèn cầy, những ánh đuốc bằng nhành đu đủ tỏa sáng một góc nhỏ của xóm làng yêu dấu.
Khi những cơn mưa chiều xối xả xuống sân trường, từng dòng nước chảy như những con lươn con rắn khổng lồ mang theo cát mịn, nó hốt từng nắm cát vứt tung tóe vào người thằng Tí, thế đấy, hai đứa cứ mải mê hất vào nhau những dòng “phù sa trắng” của quê hương, cát mịn màng và mát lạnh. Đấy! Người ta gọi thời “cởi truồng tắm mưa” là thế đấy!
Ảnh: Lê Bích |
Có lần cho thằng Tí mượn lọ mực, thắng Tí sơ ý làm vỡ cả lọ, nó khóc như con tu hú, nó bắt đền, thằng Tí không chịu đền thế là hai đứa đánh nhau chảy cả máu mũi. Thằng Tí nhỏ con trắng trẻo, nó mập mạp đen thui mà độ lỳ lợm ngang bướng thì chẳng đứa nào thua đứa nào. Nghỉ chơi dăm ba bữa, rồi chị thắng Tí biết chuyện giận hờn của hai đứa, chị cho nó lọ mực mới, thằng Tí hí hửng chạy theo sau lưng chị, khoe một bịch ổi sẻ: “Tao cho mày nè, ăn đi…”. Rồi là hết giận.Ngày trời nắng như đổ lửa, thằng Tí lấy gạo nhà, hai đứa nấp dưới gốc xoài thổi cơm, nồi cơm bằng lon sữa bò sôi ùn ục, trèo cây bứt ít lá xoài non ăn với cơm còn chưa kịp chín vì khói bếp vụn về làm cay mắt hai đứa trẻ, cơm vậy mà ngon, mà vui. Mùa hạ đến, phượng hồng đỏ rực, nhà hai đứa cách nhau mỗi sân trường, trưa hè trốn ngủ, cả đám con nít như nó, như thằng Tí trèo cây phượng hái hoa để ăn, ăn mải chán chê căng bụng rồi thì hái búp phượng để chơi đá gà, chơi đồ hàng, rồi đem hoa về cắm trên bàn học.
Vài năm sau, thằng Tí lớn, nó cũng lớn, quá khứ tuổi thơ hồn nhiên của hai đứa ở lại đằng sau, trở thành ký ức. Đứa nào cũng có bạn bè riêng, những năm cấp ba chung trường khác lớp, thằng Tí hình như đã quên dần chuyện cũ, lớn rồi đâu ai thèm nhớ chuyện con nít nữa. Mưa vẫn đổ nước lên sân trường tiểu học, hàng phượng vẫn xanh lá và ra hoa mỗi mùa hạ đến, mà thằng Tí thì đã quên màu đỏ chói ấy lâu rồi.
Thời gian trôi nhanh quá, hàng rào hoa ngũ sắc đã được thay thế bởi hành lang đi bộ bằng xi măng thẳng tắp, những cổng nhà với giàn hoa dâm bụt đã trở thành quên lãng, hàng cây điệp vàng mà khi xưa, những ngày rằm, mùng một âm lịch, mẹ sai nó qua nhà thằng Tí hái về làm hoa cúng cũng chẳng còn, nhà thằng Tí thay đổi kín cổng cao tường, nhà nó thì đã đổi chủ tự khi nào. Cây me già, chủ nhà mới vẫn còn giữ lại, nhưng hai cô cậu nhóc năm nào chơi cò cò dưới gốc me đã trở thành người lớn.
Nó xa quê sau mùa thi tốt nghiệp, mấy năm sau về vẫn không gặp thằng Tí, lần gần nhất về cũng chẳng gặp. Thôi thì kỷ niệm ấy, nó là con gái sâu sắc hơn, giữ dùm cho bọn con trai, say này có dịp gặp lại thì nhắc, không nhớ nữa thì đánh cho thằng Tí một trận, ai biểu ngày xưa cứ quấn quýt nó hoài, giờ lại quên vội vã quá. Có chuyến tàu nào chở nó về nguyện vẹn với ngày xưa không?
Từ blogger Hoa cà phê
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21