Tháng 5 rộn ràng trên quê Bác
Theo tỉnh lộ 540, tôi đi từ làng Trù sang làng Sen. Cách bờ rào dâm bụt nhà cụ Hoàng Xuân Đường, là ngôi nhà của cụ cố Trọn. Bà Nguyễn Thị Tần, 67 tuổi (con dâu cụ Trọn) đang tất bật xếp những bộ quần áo in hình “Kỷ niệm về thăm quê Bác” để nhập cho các cửa hàng lưu niệm. Bà kể: “Tôi về làm dâu nhà này thì Bác đã đi làm cách mạng lâu rồi. Chỉ nhớ cha mẹ kể lại, nhà mình cùng họ Hoàng, năm xưa, bà Loan vẫn hay gửi các con sang đây chơi để đi làm. Sau này, có lần Bác về thăm quê, tôi đã cố lội đồng chạy về đứng ở phía sau để được nhìn thấy Bác. Hình ảnh Người thật gần gũi, thân thương!”.
Khu di tích lịch sử văn hóa Kim Liên. Ảnh: Lao Động |
Quê Chủ tịch Hồ Chí Minh bây giờ còn có thêm những mái tranh khác, là những căn nhà của hàng xóm láng giềng của Bác năm xưa, đã được phục dựng lại. Làng quê Kim Liên - Nam Đàn đã sớm hun đúc trong tâm hồn Nguyễn Sinh Cung tình yêu đồng bào, tình yêu đất nước. Hai tiếng quê hương da diết, Bác chỉ về thăm được 2 lần vội vã.
Trong 2 lần ấy, cụ Nguyễn Sinh Quế là người được vinh dự giao nhiệm vụ đón Bác. Hơn 80 tuổi, qua thời gian, qua cả những di chứng khốc liệt khi tham gia kháng chiến chống Pháp rồi bị địch bắt tù đày, cụ Quế vẫn minh mẫn kể lại những ký ức không thể nào quên: “Lần đầu tiên Bác về vào năm 1957, lúc đó tôi chỉ được biết mình sẽ chuẩn bị đón vị khách đặc biệt, chứ không ngờ là Bác về thăm quê. Bác vẫn nhớ tất cả, nhớ tên của những người trong làng, nhớ cả cái ngõ được làm lại chứ không giữ nguyên hướng như ngày xưa, nhớ tấm phản ngắn hơn hồi nhỏ bác nằm, nhớ từng cây ổi, cây bưởi, cây cau… rồi hỏi han, trò chuyện với bà con. Lần thứ 2 Bác về năm 1961”, cụ Quế nhớ lại.
Nhớ lời Bác dặn, ông Nguyễn Sinh Quế vận động nhân dân trồng cây xà cừ 2 bên đường che bóng mát vào làng. Giờ đây, hàng cây đã thành những gốc cổ thụ, tỏa bóng mát rượi. Trên con đường thân quen ấy, cứ vào dịp tháng 5, hàng vạn du khách thập phương nườm nượp nối chân nhau về thăm quê Người. Làng Sen nay đã trở thành Di tích lịch sử - văn hóa, và khu di tích Kim Liên còn là Di tích Quốc gia đặc biệt (bao gồm quê nội, quê ngoại Bác Hồ và phần mộ bà Hoàng Thị Loan ở Động Tranh trên dãy Đại Huệ và cụm di tích Núi Chung). Chất giọng Nghệ - Tĩnh đặc sệt, cô thuyết minh giới thiệu từng cuốn sách, chiếc sập gỗ, khung cửi nhà Bác ngày xưa...
Có lần Bác về thăm quê, tôi đã cố lội đồng chạy về đứng ở phía sau để được nhìn thấy Bác. Hình ảnh Người thật gần gũi, thân thương!”. Bà Nguyễn Thị Tần
Trong số khách đến thăm quê Bác, nhiều nhất là học sinh. Đó là những đoàn học sinh giỏi của các trường, sau một năm dài phấn đấu, là con ngoan trò giỏi, là cháu ngoan Bác Hồ, phần thưởng là một chuyến về thăm quê Bác. Đó là những bạn sinh viên, tháng 5 này, nhớ đến ngày sinh của Bác, về đây thắp một nén tâm nhang. Đó là đồng bào đồng chí khắp mọi miền Tổ quốc, lặn lội xa xôi, để về đây đứng lặng trước mái tranh nghèo…Ngày nắng cũng như mưa, các hướng dẫn viên khu di tích Kim Liên vẫn tận tâm phục vụ từ sáng sớm cho đến tối mịt, khi những người khách cuối cùng ra về...
Hơn 20 năm làm thuyết minh ở quê Bác, chị Hoàng Thị Đảm cho hay, công việc thuyết minh đòi hỏi những kiến thức văn hóa xã hội, khả năng ứng xử nhanh, không để xảy ra sai sót. Đồng bào, các vị khách đến đây, không phải để nghe những câu chuyện đã được ghi trong sách vở, mà còn hỏi rất nhiều về quê Bác, về người dân, về cả những đổi thay của Nam Đàn, xứ Nghệ quê hương Bác.
Chị Đảm kể rằng, chị vẫn nhớ như in một ngày tháng 5 cách đây khoảng chục năm. Sau khi tiếp một đoàn khách, chị thấy một người đàn ông trung niên cứ nán lại mãi, rồi bật khóc trước bàn thờ gia đình Bác. Chị lặng lẽ tiến lại gần, người đàn ông nói, không phải như chỉ để cho chị nghe: “Lúc còn chiến tranh, con tôi viết thư về cho bố mẹ nói trên đường hành quân vào miền Nam, con đã được vào thăm quê Bác, được đứng trong nhà Bác rồi, bố mẹ ạ! Nó bảo chờ đến ngày hòa bình, nó sẽ về vào thăm quê Người một lần nữa và nhất định sẽ đưa bố mẹ đi cùng. Vậy mà nó đã không chờ được. Hôm nay, tôi về đây cũng là để hoàn thành tâm nguyện, thực hiện lời hứa cho con”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17