Than, đất sét thành phân bón
Phù phép xỉ than thành phân bón
Hiện, cả nước có trên 500 doanh nghiệp sản xuất và 30.000 đơn vị kinh doanh phân bón. Tuy nhiên, mặt hàng phân bón trong suốt thời gian dài chưa được quy định là mặt hàng sản xuất - kinh doanh có điều kiện nên nhiều cơ sở nhỏ lẻ đã đưa ra thị trường các sản phẩm kém chất lượng, gây khó khăn cho công tác quản lý chất lượng phân bón, ảnh hưởng đến kinh tế người dân. Theo bà Nguyễn Kim Liên, Phó Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công thương), hầu hết các địa phương đều phát hiện phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Đặc biệt, nhiều sản phẩm phân bón thiếu đến 80% hàm lượng chất dinh dưỡng.
Thống kê của Cục Hóa chất cho thấy, năm 2011, cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành kiểm tra, lấy mẫu ở một số đơn vị sản xuất, kinh doanh phân bón. Kết quả kiểm tra, 46,7% số mẫu không đạt so với công bố áp dụng về hàm lượng hữu cơ, 46,6% mẫu không đạt về hàm lượng đạm tổng số, 33,3% mẫu không đạt về hàm lượng lân dễ tiêu… Đặc biệt, có tới 41% số mẫu được phân tích cho kết quả có vi phạm cả ba yếu tố NPK.
Phân bón giả nhưng thiệt hại của người nông dân là thật.
Theo ông Đỗ Thanh Lam, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), năm 2013, lực lượng quản lý thị trường đã xử lý 62.000 vụ vi phạm pháp luật. Riêng phân bón, đã xử lý 350 vụ, tịch thu hơn 700 tấn phân bón giả, kém chất lượng. Thủ đoạn phổ biến là các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ dùng đất sét, xỉ than, bột đá… Có nơi còn dùng cả những chất gây hại cho đất, cây trồng để phối trộn thành phân NPK, sau đó, đóng bao bì, nhãn mác của các nhà sản xuất có thương hiệu để lừa người tiêu dùng.
Cách phân biệt phân bón thật - giả Đối với người sử dụng, khi đi mua phân bón trên thị trường và nghi nghờ là phân giả hoặc phân kém chất lượng thì nên tiến hành như sau: Ghi chép đầy đủ các thông tin trên bao bì đựng phân bón, giữ mẫu phân bón và mẫu bao bì cẩn thận (có thể chụp hình càng tốt); Gọi điện thoại trực tiếp cho Công ty sản xuất hoặc đơn vị phân phối theo số điện thoại trên bao bì để hỏi thông tin về sản phẩm, thông báo về hiện tượng mà anh/chị đang gặp phải để được giải đáp; Nếu liên lạc nhưng nhà sản xuất, đơn vị phân phối từ chối trả lời hoặc có trả lời nhưng không rõ ràng và nông dân vẫn còn nghi nghờ thì báo ngay cho cơ quan chức năng địa phương tại khu vực mua sản phẩm như: quản lý thị trường, thanh tra nông nghiệp...Các cơ quan chức năng sẽ có trách nhiệm kiểm tra, xác minh thông tin chính xác và trả lời cho người báo. Theo Tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí |
Vậy vì sao với một khối lượng xử lý vi phạm khổng lồ liên quan đến phân bón nhưng số vụ việc liên quan đến sản xuất và tiêu thụ phân bón giả vẫn tăng?. Ngoài yếu tố lòng tham do lợi nhuận mang lại thì chính những văn bản điều hành của Nhà nước còn khá lỏng lẻo đã tạo động lực cho doanh nghiệp làm liều.
Văn bản không rõ, thật giả lẫn lộn
Đến ngày 1/2/2014 chúng ta vẫn chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh về phân bón, về chất dinh dưỡng trong phân bón. Ngay cả Nghị định 113/2003/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định 36/2007/QĐ-BNN của Bộ NN-PTNT là 2 văn bản rõ nhất về phân bón cũng chỉ nói: Yếu tố dinh dưỡng đa lượng là N (tính bằng N tổng số), P (tính bằng P2O5 hữu hiệu), K (tính bằng K2O hòa tan); yếu tố dinh dưỡng trung lượng gồm canxi (Ca), magie (Mg), lưu huỳnh (S) và silic (Si); yếu tố dinh dưỡng vi lượng gồm sắt, kẽm, đồng, bo, molipden, mangan và clo…Với định nghĩa như vậy, “không khí” có thể được coi là phân đạm có chất lượng cao nhất vì chứa tới 78% N (ni tơ); cát, thạch anh… thuộc phân bón trung lượng chất lượng cao vì chứa trên 95% SiO2… Điều này vô tình đã bị một số DN (thậm chí DN lớn) lợi dụng triệt để.
Từ kẽ hở trên, không ít doanh nghiệp sản xuất phân bón mua cao lanh nghiền trộn vào sản phẩm NPK cho dễ tạo hạt và công bố chất lượng sản phẩm chứa trung lượng SiO2, CaO, MgO… Điều này, không cơ quan quản lý nào có thể bắt bẻ được vì không vi phạm so với quy định. Chỉ có điều, nông dân mua các sản phẩm này bón cây sẽ bị cằn đi, thậm chí cây còn lại không hấp thụ được các chất trung, vi lượng ở dạng thô.
Quy định ghi nhãn bao bì cũng còn rất nhiều vấn đề cần phải làm rõ. Có đơn vị ghi rất to: Phân bón chất lượng cao 10-10-5, song lại ghi rất nhỏ mục: Thành phần dinh dưỡng: N = 1%, P2O5 = 1%, K2O = 0,5%; chỉ có điều giá bán không hề thua kém phân NPK 10-10-5 của các đơn vị danh tiếng. Thế nhưng, quản lý thị trường không phạt được vì theo quy định họ chẳng có gì sai (!).
Đối tượng làm ăn không đứng đắn thì lợi dụng kẽ hở của luật, còn các doanh nghiệp muốn có một sản phẩm hữu ích ra thị trường lại gặp rào cản từ chính các quy định. Chẳng hạn, trừ các loại phân vô cơ, phân hữu cơ truyền thống và các loại phân bón do Bộ KH-CN và Bộ NN-PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật thì các loại phân bón mới muốn có tên trong danh mục quản lý của cơ quan chức năng phải qua 13 thủ tục hành chính khác nhau. Điều này gây khó khăn cho nhà sản xuất và cả chính cơ quan quản lý.
Có dẹp được tận gốc phân bón giả ?
Sau một thời gian dài chờ đợi một sự rõ ràng trong quản lý phân bón, ngày 1/2/2004 Nghị định số 202/2013/NÐ-CP chính thức có hiệu lực. Đây được kỳ vọng là cơ sở pháp lý quan trọng để đưa hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón đi vào nề nếp, đặc biệt là việc ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng trên thị trường. Theo phân tích của Tiến sĩ Phùng Hà, Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công thương) thì với các quy định của Nghị định 202, ngành phân bón đã trở thành ngành sản xuất kinh doanh có điều kiện. Trước đây, hiện trạng phân bón rởm, phân bón giả và kém chất lượng hoành hành. Sự ra đời của nghị định này đã quy định rất chặt chẽ các điều kiện về sản xuất, điều kiện về kinh doanh và về nhập khẩu. Tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện nhất định thì mới được cấp giấy phép sản xuất phân bón, đồng thời phải đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực, hệ thống quản lý chất lượng đảm bảo chất lượng sản phẩm. Có như vậy mới hạn chế được tình trạng phân bón giả, kém chất lượng đang tràn lan trên thị trường.
Theo Nghị định 202 và Thông báo của Văn phòng Chính phủ vừa qua, Bộ Công thương có trách nhiệm trong quản lý Nhà nước về các sản phẩm phân vô cơ, vì vậy, gần như tất cả các nhà máy sản xuất phân vô cơ trên cả nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương.
Gia Bảo
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15