Bộ quy tắc ứng xử của Người Hà Nội:

Tất cả vì Thành phố văn minh

Ấp ủ từ năm 2012, Bộ quy tắc ứng xử của người Hà Nội do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội xây dựng đến nay đã hình thành bộ khung và dự kiến sẽ đưa vào áp dụng từ ngày 1/1/2017. Dù vẫn còn nhiều ý kiến góp ý nhưng cơ bản Bộ quy tắc được đông đảo các cơ quan, đoàn thể cũng như chính người dân Thành phố ủng hộ.
tat ca vi thanh pho van minh Góp phần vì Thành phố văn minh

Phát triển văn hóa người Hà Nội

Khi nói về vẻ đẹp của người Hà Nội, hai chữ “thanh lịch” dường như đã được đóng đinh. Thanh lịch của người Hà Nội thể hiện một lối sống đẹp, một khía cạnh của văn hóa... Về tính cách, người Hà Nội rất khéo léo. Đặc điểm tiêu biểu này chi phối người dân Hà Nội và có sức lan tỏa rất lớn. Để phát huy hơn nữa các giá trị văn hóa, thời gian qua, Hà Nội đã tích cực đẩy mạnh xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, trong các quy chế công nhận Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Tổ dân phố văn hóa, Đơn vị đạt chuẩn văn hóa… Thành phố cũng đã tích cực xây dựng quy chế, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

tat ca vi thanh pho van minh
Khi nói về vẻ đẹp của người Hà Nội, hai chữ thanh lịch dường như đã được đóng đinh, định vị.

Tuy nhiên, công cuộc đổi mới trên địa bàn Thủ đô đang đặt ra những yêu cầu mới cao hơn, cấp bách, rõ ràng hơn đối với việc phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch, hiện đại. Ở đó, “người Hà Nội” vừa là người tham gia thực hiện, vừa là người hưởng thụ các thành tựu của công cuộc đổi mới đó.

Trên cơ sở này, việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trong cộng đồng của thành phố Hà Nội được đông đảo các cơ quan, đoàn thể cũng như chính người dân Thành phố ủng hộ. Bởi trước hết, bộ quy tắc góp phần hình thành những chuẩn mực, giá trị đạo đức, làm cơ sở định hướng, lời nói, thái độ, hành vi ứng xử của cá nhân, tổ chức, hướng đến một thành phố thanh lịch, văn minh.

Cụ thể, bộ khung quy tắc ứng xử đưa ra các tiêu chí với 6 nhóm gồm: Cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, khu dân cư và nơi công cộng. Với mỗi nhóm sẽ có những quy tắc riêng, ví dụ nhóm người dân nơi công cộng cần chấp hành các quy định của pháp luật, tôn trọng không gian riêng tư của người khác, giúp đỡ người khuyết tật, người già, phụ nữ mang thai, ăn mặc lịch sự, đấu tranh với các hành vi sai trái; người dân không nên làm là gây tiếng ồn, mất trật tự, đe dọa, sử dụng bạo lực, nói tục chửi bậy, xả thải, ăn mặc trang phục hở hang gây phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, viết bậy, bôi bẩn lên các công trình công cộng…

Theo ông Tô Văn Động – Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, đây chỉ là một bộ quy tắc ứng xử chứ không phải là quy định hay luật nên không xử phạt được. Vì thế, khi xây dựng chúng tôn chỉ khuyến khích người dân ủng hộ nhiệt tình. Cũng theo ông Tô Văn Động, tổ chức và cá nhận thực hiện tốt quy tắc ứng xử nơi công cộng sẽ được biểu dương và khen thưởng theo quy định hiện hành.

CBCNVCLĐ Thủ đô làm gương

Trước khi áp dụng “Bộ quy tắc ứng xử của người Hà Nội” với cộng đồng và người dân, thành phố Hà Nội sẽ ban hành quy tắc ứng xử đối với công chức, viên chức. Trong đó, một số quy định cụ thể đã được đưa ra như: Cán bộ công chức (CBCC) không nói tục, không tụ tập làm việc riêng trong hoặc ngoài cơ quan; không nấu nướng thực phẩm trong phòng làm việc. CBCC không hút thuốc, không sử dụng đồ uống có cồn, không hát karaoke trong giờ làm việc, không lưu giữ, phát tán hình ảnh có nội dung đồi trụy, không có hành vi quấy rối dưới mọi hình thức, kể cả bằng lời nói, cử chỉ…

“So 2 bộ quy tắc này, tôi đánh giá quy tắc ứng xử đối với công chức nghiêm ngặt và chặt chẽ hơn bởi cán bộ, công chức là bộ mặt của cơ quan, đơn vị nhà nước trên Thành phố. Cả 2 bộ quy tắc này đều hướng đến chuẩn mực đạo đức, lời nói, thái độ, hành vi của cá nhân, tổ chức” - ông Tô Văn Động – Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội.

Trong quan hệ ứng xử với đồng nghiệp, không đố kỵ lôi kéo để tạo phe nhóm. Với cấp trên, không xu nịnh để lấy lòng và trục lợi; không biếu quà cấp trên vì mục tiêu thăng quan, tiến chức, lợi ích riêng trong công việc. Cấp trên ứng xử với cấp dưới phải gương mẫu, quan tâm, sâu sát, công bằng, dân chủ, bao dung, chia sẻ, kỷ luật nghiêm minh, bảo vệ cấp dưới.

Trong quy tắc ứng xử với người dân, CBCC không được gợi ý để nhận tiền, quà biếu và không được gây căng thẳng, bức xúc hoặc uy hiếp, tấn công người dân. “Nếu có va chạm cần nghiêm túc nhận khuyết điểm và chủ động giải quyết với tư cách cá nhân, không ảnh hưởng đến cơ quan, đơn vị, tổ chức”, Bộ quy tắc nêu rõ.

Trao đổi với PV báo LĐTĐ, ông Tô Văn Động – Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao thành phố Hà Nội cho biết, dù đã được khởi động từ năm 2012 nhưng phải thừa nhận đây là một việc rất khó mặc dù công tác tuyên truyền đã làm rất tốt và nhiều lần. Cái khó là để người dân thực hiện, phải được người dân đón nhận một cách tự nguyện. Cái thứ hai, nó phải dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra và thậm chí dễ xử lý, điều này là không đơn giản.

“Chúng tôi thường nói, quy tắc gì thì quy tắc nhưng nó phải đảm bảo đúng và phù hợp với quy định của pháp luật. Chính vì vậy Thành phố đã rất cẩn trọng khi đưa ra bộ quy tắc này” – Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Tô Văn Động nhấn mạnh.

Ông Tô Văn Động cũng cho biết thêm, quyết định của TP Hà Nội cũng rất mạnh dạn, đó là trước hết Đảng viên, CBCCVCLĐ của Thủ đô phải nghiêm túc thực hiện bộ quy tắc này trước, đó là lý do chúng tôi đưa Bộ quy tắc ứng xử của CBCCVCLĐ ra trước sau đó mới đến cộng đồng và người dân. “Theo dự kiến 1/1/2017 thành phố Hà Nội sẽ có văn bản ban hành chính thức bộ quy tắc ứng xử này, đây cũng là cái gốc để sau này chúng ta tăng cường công tác tuyên truyền và triển khai” – ông Tô Văn động cho hay.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), sáng nay (16/7), tại trụ sở UBND quận Hà Đông, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; biểu dương, khen thưởng 63 nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023 và 85 gia đình “CNVCLĐ tiêu biểu” năm 2024.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…

Tin khác

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

(LĐTĐ) Công an quận Thanh Xuân đã phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) 11 phường trên địa bàn duy trì hoạt động 7 mô hình phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH).
Bài cuối: Tăng kết nối để du lịch cất cánh

Bài cuối: Tăng kết nối để du lịch cất cánh

(LĐTĐ) Được mệnh danh là mảnh đất “rồng thiêng hội tụ”, quận Tây Hồ có rất nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch. Để phát triển xứng đáng với lợi thế, tiềm năng, quận cần hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ và kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp lữ hành, người dân, khi đó, những giá trị truyền thống đặc sắc mới được bảo vệ và tạo đòn bẩy cho du lịch ngày càng phát triển.
Quận Bắc Từ Liêm triển khai cao điểm tổng vệ sinh môi trường, phòng chống sốt xuất huyết

Quận Bắc Từ Liêm triển khai cao điểm tổng vệ sinh môi trường, phòng chống sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Xác định sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm, tồn tại, diễn biến còn tiếp tục phức tạp trên địa bàn quận. Để cùng chung tay phòng ngừa dịch bệnh bùng phát trên địa bàn, quận Bắc Từ Liêm tổ chức lễ phát động đợt cao điểm về tổng vệ sinh môi trường - diệt bọ gậy, phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết năm 2024.
Hà Nội: Hơn 200.000 lượt tương tác trực tuyến tìm hiểu phong trào "Ba sẵn sàng"

Hà Nội: Hơn 200.000 lượt tương tác trực tuyến tìm hiểu phong trào "Ba sẵn sàng"

(LĐTĐ) Sau 2 tuần triển khai với 4 buổi thi trực tuyến, Cuộc thi tìm hiểu lịch sử 60 năm phong trào “Ba sẵn sàng” đã thu hút hơn 200.000 lượt tương tác và hơn 30.000 lượt bình luận tham gia trả lời câu hỏi trên Fanpage Thành đoàn Hà Nội.
Hội Cựu chiến binh huyện Đông Anh phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”

Hội Cựu chiến binh huyện Đông Anh phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”

(LĐTĐ) Mới đây, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Đông Anh tổ chức Đại hội thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 - 2024.
Chú trọng công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em trên địa bàn Thủ đô

Chú trọng công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em trên địa bàn Thủ đô

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống đuối nước (25/7) hằng năm, công tác truyền thông nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, gia đình, cộng đồng về phòng, chống đuối nước trẻ em được thành phố Hà Nội chú trọng.
Hà Nội: Biểu dương cán bộ Mặt trận tiêu biểu giai đoạn 2019 - 2024

Hà Nội: Biểu dương cán bộ Mặt trận tiêu biểu giai đoạn 2019 - 2024

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ XVIII, ngày 13/7, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương 135 cán bộ Mặt trận tiêu biểu các cấp Thành phố giai đoạn 2019 - 2024.
Sử dụng không gian ngầm trên địa bàn Thủ đô: Chính phủ quy định giới hạn độ sâu

Sử dụng không gian ngầm trên địa bàn Thủ đô: Chính phủ quy định giới hạn độ sâu

(LĐTĐ) Người sử dụng đất thuộc địa bàn được sử dụng lòng đất theo chiều thẳng đứng trong phạm vi ranh giới thửa đất tính từ mặt đất đến mức giới hạn độ sâu theo quy định của Chính phủ phù hợp với quy hoạch.
Xem thêm
Phiên bản di động