Tạo đột phá về chống tham nhũng
Nợ công tăng nhanh, kết quả chống tham nhũng chưa cao |
Để tạo điều kiện cho các đại biểu có thời gian nghiên cứu, ngay tuần làm việc đầu tiên, bản báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng đã được Chính phủ gửi đến tay từng đại biểu Quốc hội. Theo báo cáo, Đảng và Nhà nước đã thấy sớm và đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác này hơn 10 năm qua, nên kết quả mới được như hiện nay. Riêng năm 2015 cơ quan thanh tra phát hiện 100 vụ, 172 đối tượng tham nhũng, trong khi đó bình quân mỗi năm giai đoạn 2011-2015 phát hiện 70 vụ, 104 người. Năm 2015 thu hồi tài sản tham nhũng đạt 55,8% trong khi năm 2014 chỉ đạt 22,3%; năm 2013 đạt 10%; năm 2011-2012 đạt dưới 5%.
Dẫu công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng đã đạt kết quả như trên, song báo cáo vẫn chỉ rõ: Tình hình tham nhũng được nhận định là vẫn diễn ra phức tạp. Tình trạng nhũng nhiễu trong khu vực công còn nhiều, biểu hiện qua nạn hối lộ, lót tay, chạy chọt khi giao dịch với các cơ quan công quyền. Kết quả từ 19 bộ, ngành, địa phương thực hiện xong việc đánh giá tình hình tham nhũng năm 2015 cho thấy, có 3 bộ, ngành, địa phương đánh giá tình hình tham nhũng trong phạm vi quản lý của mình là rất nghiêm trọng. 5 bộ, ngành, địa phương đánh giá là nghiêm trọng. 7 bộ, ngành, địa phương đánh giá là ít nghiêm trọng và 4 bộ, ngành, địa phương đánh giá là không nghiêm trọng. Trên cơ sở đó, báo cáo của Chính phủ kết luận: “Tham nhũng vẫn là một trong những vấn đề bức xúc của xã hội hiện nay, là một nguy cơ gây mất ổn định chính trị, xã hội”.
Tham nhũng, thất thoát làm nghèo đất nước, làm ảnh hưởng cuộc sống của nhân dân, thế nên trao đổi với PV bên lề Quốc hội một số đại biểu thẳng thắn nói: Tại sao năm nào chúng ta cũng đề cập đến việc phòng, chống tham nhũng, thất thoát là việc làm trọng tâm. Các ban phòng, chống tham nhũng được thành lập từ TW đến địa phương mà tham nhũng vẫn cứ không giảm. Tham nhũng nhiều, tham nhũng có biểu hiện lợi ích nhóm, thì lãng phí cũng chẳng kém. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, chỉ riêng chi phí vận hành xe công cũng ngốn ngân sách gần 13 ngàn tỷ đồng/năm, trong khi Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thông báo trước Quốc hội, năm 2016 ngân sách Nhà nước khó khăn không có đủ tiền tăng lương cơ bản theo lộ trình. ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP. HCM) trăn trở, không biết ăn nói với cử tri ra sao khi các tin tức về tham nhũng, lãng phí vẫn cứ là điệp khúc chậm được đẩy lùi; tham nhũng ngày càng tinh vi, nhưng lại không có tiền chi cho việc tăng lương.
Hương Phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31