Tạo bước đệm để hình thành chính quyền điện tử
Phường Nguyễn Du: Tạo lòng tin với người dân từ cải cách hành chính | |
Hà Nội triển khai 1.427 dịch vụ công trực tuyến, mức độ 3, 4 | |
Đóng góp hiệu quả cho công tác cải cách hành chính |
Phát triển dịch vụ công trực tuyến
Người dân thực hiện đăng ký dịch vụ công trực tuyến trên hệ thống một cửa điện tử thành phố Hà Nội |
Để làm nền tảng cho việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, từ năm 2016, thành phố Hà Nội đã triển khai Cổng dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ www.egov.hanoi.gov.vn. Đây là địa chỉ tích hợp duy nhất trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến của toàn Thành phố để cung cấp kết nối với phần mềm một cửa điện tử và liên thông với quá trình xử lý nghiệp vụ của từng thủ tục hành chính. Đồng thời, đây là kênh tiếp nhận ý kiến góp ý, chuyên mục hỏi đáp trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính. Trên cơ sở đó, trong 6 tháng đầu năm 2016, Thành phố tập trung triển khai thí điểm khai thác cơ sở dữ liệu dân cư, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực khai sinh, khai tử.
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, đến hết quý III năm nay, hệ thống phần mềm một cửa điện tử dùng chung ba cấp của Thành phố đã ứng dụng tại 22 sở, ban, ngành; 30 quận, huyện, thị xã và 584 xã, phường, thị trấn. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 đạt 72%. Các lĩnh vực kê khai thuế điện tử và bảo hiểm xã hội đạt hơn 98%; đăng ký tuyển sinh đầu cấp trực tuyến đạt 86,5%... Mục tiêu của Thành phố là đến 2020 có 100% thủ tục hành chính thực hiện mức 3, 4, hướng tới mục tiêu xây dựng Thành phố thông minh.
Cùng với quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, giảm tối đa thời gian, thành phần hồ sơ, đột phá lớn nhất trong cải cách hành chính của thành phố Hà Nội thời gian qua là quyết liệt ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết công việc, thủ tục hành chính, đã thay đổi mạnh mẽ nhận thức của cán bộ, công chức và người dân. Thành phố đặc biệt quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin vào chỉ đạo, điều hành, thực hiện gửi giấy mời, tài liệu họp qua email của cơ quan và email công vụ của thủ trưởng cơ quan; kết nối hạ tầng phục vụ họp giao ban trực tuyến đến tận xã, phường… |
Tại quận Hai Bà Trưng, xác định đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 là điều kiện quan trọng tăng hiệu quả cải cách hành chính, quận đã nâng cấp hạ tầng internet, mạng LAN tại trụ sở và bộ phận một cửa quận đảm bảo đường truyền tốc độ cao; lắp wifi miễn phí hỗ trợ công dân giao dịch hành chính.
Qua rà soát, quận đã bổ sung máy tính, máy scan, máy in tốc độ cao cho Ủy ban nhân dân các phường, nâng cấp máy tính cho cán bộ công chức phòng chuyên môn đáp ứng cao nhất yêu cầu giải quyết hồ sơ trực tuyến. Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng Nguyễn Thùy Dương khẳng định: “Quá trình thực hiện, chúng tôi nhận thấy hệ thống một cửa điện tử Thành phố dùng chung 3 cấp rất ưu việt, thể hiện rõ sự công khai, minh bạch, rõ từng quy trình giải quyết. Qua hệ thống, từ cấp Thành phố đến cấp quận, cấp phường đều kiểm soát được từng khâu giải quyết hồ sơ nên cán bộ, công chức luôn có ý thức làm thật tốt phần việc của mình. Từ khi thực hiện đến nay, tỷ lệ giải quyết hồ sơ hành chính của quận đạt gần 100%”.
Không chỉ các quận - nơi cơ sở vật chất đã đồng bộ, mà nhiều địa bàn nông thôn cũng có bước tiến đáng kể trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Cụ thể, tại bộ phận một cửa xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, bà Nguyễn Thị Minh vừa nhận đăng ký khai sinh cho cháu phấn khởi nói: “Tôi nhờ người hướng dẫn cách đăng ký khai sinh trên máy tính. Chỉ vài hôm sau, đã nhận được cả giấy khai sinh, đăng ký thường trú, thẻ Bảo hiểm y tế.
Đúng là áp dụng dịch vụ công trực tuyến tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức, vì ở nhà cũng nộp được hồ sơ”. Ông Đoàn Văn Bắc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đặng Xá cho biết, trong nhiều năm qua tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn của xã luôn đạt 100%. Đặc biệt, triển khai dịch vụ công trực tuyến giúp giảm đáng kể thời gian trả kết quả đối với thủ tục liên thông khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ Bảo hiểm y tế và thời gian đi lại của công dân.
Cần sự đồng hành của người dân
Tại quận Thanh Xuân, hơn hai năm qua, tòa nhà 17T2 - tổ hợp chung cư Hapulico đã trở thành địa chỉ tin cậy của người dân mỗi khi cần làm thủ tục hành chính. Từ khi có “Tổ dân phố, khu dân cư điện tử”, công dân có thể nộp hồ sơ hành chính bất cứ lúc nào (kể cả buổi tối, thứ Bảy hay Chủ nhật) và chỉ cần một lần đến trụ sở quận, phường nhận kết quả. Việc này đã góp phần đáng kể giảm thời gian và chi phí cho người dân.
Theo lãnh đạo quận Thanh Xuân, việc vận hành khu dân phố điện tử tại khu dân cư hầu như phường không phải bỏ kinh phí cũng như con người. Vì, kinh phí để vận hành khu dân cư điện tử đều từ nguồn xã hội hóa; tình nguyện viên cũng là người dân sinh sống tại chính các khu dân cư, tổ dân phố tham gia hướng dẫn mỗi khi có công dân làm thủ tục hành chính. Mô hình này cũng là sợi dây kết nối để tạo nên những “Công dân điện tử” và Chính quyền điện tử trong tương lai. Hiện mô hình “Khu dân cư, tổ dân phố điện tử” đang được triển khai tại nhiều quận huyện như Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Hai Bà Trưng,…
Làm thủ tục tại khu dân cư điện tử (quận Thanh Xuân) |
Cùng với các quận, huyện, các Sở, ngành cũng tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin… Đáng chú ý, từ năm 2018, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội triển khai thêm dịch vụ công mức độ 4 đối với thủ tục cấp giấy phép lái xe quốc tế.
Truy cập vào trang web www. dichvucongdoigplx.hanoi.gov.vn, người dân có thể gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép ở bất kỳ đâu, bằng bất kỳ thiết bị nào có kết nối mạng. Họ có thể lựa chọn hình thức nhận kết quả tại nhà, thực hiện thanh toán trực tuyến thông qua giải pháp thanh toán của VietinBank hoặc nộp phí dịch vụ trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Sở Giao thông Vận tải. Trên trang web này còn có video hướng dẫn các bước thực hiện và có địa chỉ thư điện tử, số điện thoại để hỗ trợ trực tuyến. Người nộp hồ sơ cũng có thể tra cứu tiến độ hồ sơ của mình.
Cùng với quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, giảm tối đa thời gian, thành phần hồ sơ, đột phá lớn nhất trong cải cách hành chính của thành phố Hà Nội thời gian qua là quyết liệt ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết công việc, thủ tục hành chính, đã thay đổi mạnh mẽ nhận thức của cán bộ, công chức và người dân. Thành phố đặc biệt quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin vào chỉ đạo, điều hành, thực hiện gửi giấy mời, tài liệu họp qua email của cơ quan và email công vụ của thủ trưởng cơ quan; kết nối hạ tầng phục vụ họp giao ban trực tuyến đến tận xã, phường…
Điển hình như tại quận Bắc Từ Liêm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Kim Vinh cho biết, trong năm 2019, quận sẽ triển khai đồng bộ giải pháp để 100% các phường có hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến kết nối với Thành phố và các sở, ban, ngành, quận, huyện; 100% văn bản giao dịch dưới dạng điện tử. Quận cũng đặt mục tiêu duy trì bảo đảm tỷ lệ hồ sơ đăng ký qua mạng đối với các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đạt 100% (trong đó phấn đấu 65% hồ sơ đăng ký tại nhà); tối thiểu 50% số lượng các gói thầu chào hàng cạnh tranh, gói thầu quy mô nhỏ thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng…
Để làm được điều đó, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, tại mỗi phường sẽ xây dựng thêm ít nhất một mô hình tổ dân phố điện tử; đồng thời đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu triển khai các phần mềm ứng dụng dùng chung của Thành phố.
Thực tế cho thấy, nhiều chỉ tiêu trong kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ của Hà Nội khi triển khai đạt kết quả cao hơn Chính phủ giao. Thành phố cũng đang tập trung đào tạo nhân lực, từng bước triển khai một số thành phần cơ bản của Thành phố thông minh như: Trung tâm điều hành thông minh, giao thông, du lịch thông minh…
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội đoàn thành phố Hà Nội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng: Người dân là trung tâm trong quá trình xây dựng thành phố thông minh. Muốn có thành phố thông minh, nhất thiết phải có người dân thông minh. Vì người dân có thông minh thì mới có ứng dụng thông minh, chính sách thông minh. Do đó, ngoài sự quyết tâm, triển khai bài bản, hiệu quả của chính quyền, thì sự đồng hành của người dân Thủ đô là yếu tố tiên quyết để Hà Nội sớm hiện thực mô hình chính quyền điện tử, tiến tới xây dựng Thành phố thông minh.
Nguyễn Công
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59
Đoàn đại biểu Mặt trận thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn
Thủ đô 18/11/2024 12:46