Tăng trưởng không thể phụ thuộc quá nhiều khối FDI
Đề nghị Quốc hội nghiên cứu để quyết định tiết kiệm chi ngân sách | |
Khắc phục tồn tại, gợi mở tương lai | |
Năm 2018: Sẽ thực hiện các bước đột phá chiến lược |
Bên cạnh sự đánh giá cao công tác điều hành của Chính phủ và sự năng động của các địa phương dẫn đến GDP quý III có mức tăng trưởng ngoạn mục, để làm bàn đạp có thể đạt đích tăng trưởng cho cả năm khoảng 6,7% như chỉ tiêu mà Quốc hội đề ra.
Toàn cảnh phiên thảo luận sáng nay tại Hội trường Diên Hồng |
Tuy nhiên, góp ý về nội hàm tăng trưởng, các ĐB cho rằng, để giúp GDP tăng một cách ngoạn mục là nhờ khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Dẫn chứng cho điều này, Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) đưa ra số liệu: Đầu tư FDI từ đầu năm đến thời điểm 20/9/2017 thu hút 1.844 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 14,6 tỷ USD, tăng 1,3% về số dự án và tăng 30,4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016. Năm 2017 ước vốn đầu tư thực hiện thông qua góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài khoảng 3 tỷ USD. Đặc biệt, số lượng vốn đầu tư nước ngoài đã tăng mạnh, con số hơn 25 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (tăng 31,3%), và vốn giải ngân cũng tăng mạnh vượt 13,4% so với cùng kỳ.
Thu hút đầu tư FDI nhiều, chứng tỏ môi trường đầu tư thông thoáng. Song sâu thẳm thì vẫn còn đó nhiều câu chuyện cần phải làm rõ và khắc phục. Cụ thể, nhất là các doanh nghiệp FDI đã làm lợi cho nền kinh tế ra sao? ĐB Nhân dẫn chứng: Thống kê trong 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất ở Việt Nam năm 2015 cho thấy một nghịch lý là khối doanh nghiệp FDI có số lượng nhiều nhất, chiếm 46%, nhưng tỷ lệ góp vào tổng thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ chiếm 37% và có xu hướng giảm dần. Thống kê của tổ chức nước ngoài cho thấy, mỗi năm Việt Nam bị thất thu 170 tỷ USD vì hiện tượng chuyển giá. “Con số 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của FDI giúp Việt Nam tăng trưởng đã bị chuyển giá, nên lợi nhuận từ con số này vô cùng thấp. Vì vậy, dù có thu 20% thuế thu nhập từ con số này thì giá trị cũng không đáng là bao, thậm chí là 0% khi bị báo cáo lỗ, còn 80% thu nhập doanh nghiệp được chuyển về chính quốc.Và số 20% thu được từ đây cùng các khoản thu khác phải đang gồng gánh cho gần 70% chi thường xuyên từ ngân sách. Con số ít ỏi còn lại không đủ chi cho đầu tư và trả nợ. Câu chuyện của nền kinh tế đang vướng trong bẫy thu nhập trung bình và sẽ còn bị giữ chặt trong thời gian dài. Nguyên nhân chính xuất phát từ đây- ĐB Phạm Trọng Nhân nhấn mạnh.
Ở góc độ thu hút FDI để thuận tiện cho chuyển giao công nghệ nguồn, công nghệ tiên tiến, song theo thống kê của các ĐB thì: Số liệu của các cơ quan chức năng cho hay, 80% số doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ ở mức trung bình thế giới, 14% ở mức thấp và lạc hậu, 5 - 6% là công nghệ cao. Tuy mang tiếng là công nghệ cao, nhưng thực chất các công đoạn thực hiện ở Việt Nam chỉ đa phần là khâu lắp ráp. Thế nên, Việt Nam từ vị trí 57 trên toàn cầu về tiêu chí, hiệu quả chuyển giao công nghệ tụt xuống vị trí 103 năm 2014 và 46 bậc sau 5 năm, thấp hơn nhiều so với Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Campuchia là điều không quá ngạch nhiên.
Với sự hiện diện của doanh nghiệp FDI tại các KCN đã thu hút lượng lao động rất lớn (ảnh Báo Đầu Tư) |
“Thử nhìn lại chính sách mà Nhà nước ưu đãi đặc thù cho FDI bao gồm cho phép chuyển lỗ, miễn đánh thuế ra nước ngoài, hoàn thuế cho lợi nhuân tái đầu tư. Chúng ta cứng nhắc, khắt khe với chính người nhà của mình, người luôn đồng cam cộng khổ và có nhiều đóng góp cho kinh tế. Trong khi Tập đoàn Viettel “vỡ mộng” vì bị Bộ Tài chính “bác” xin ưu đãi thuế như Samsung, hay khoản đầu tư 500 tỷ cho khoa học công nghệ của Gốm sứ Minh Long không được hỗ trợ chỉ vì thiếu vài thủ tục hành chính, , đây là ví dụ cho thấy việc gánh vác vai trò là động lực chính cho nền kinh tế còn khó khăn đến chừng nào. Vừa bị thất thu thuế, công nghệ lạc hậu, cạn kiệt tài nguyên, nhân công rẻ, thiếu công bằng trong ưu đã đầu tư và cuối cùng là hệ lụy từ môi trường”- ĐB Nhân cho hay.
Đành rằng theo ĐB Nhân và một số ĐB khác, điều không thể phủ nhận, FDI là bổ trợ quan trọng cho cả quá trình tăng trưởng của nước ta. Sau 25 năm khu vực này đã đóng góp cho GDP từ 2% vào năm 1992 lên 20% vào năm 2016, giải quyết việc làm cho 2 triệu lao động, góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người lên 2.000 USD. Tuy nhiên, dự kiến chiếm 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, 70% kim ngạch xuất khẩu, 50% giá trị sản xuất công nghiệp, nhưng thực tế chỉ đóng góp vào ngân sách từ 15 - 19%. Một nền kinh tế mạnh, nền kinh tế tăng trưởng bền vững là nền kinh tế phải dựa vào nội sinh của mình.
Dẫn các nước giống ta về xuất phát điểm, song đến nay đã thành con rồng, con hổ, siêu cường kinh tế như Singapre, Hàn Quốc, Nhật Bản các đại biểu cho rằng đến nay các quốc gia này vẫn “tích cực” hút FDI, nhưng cách hút của họ là tạo ra công ăn việc làm, lợi nhuận, giá trị gia tăng cho nước sở tại. Còn bản thân nền kinh tế họ vẫn dựa trên xương sống của các tập đoàn kinh tế lớn như Nhật Bản có Honda, Toyota, Misumitsi… Hàn Quốc có Samsung…
Trên bình diện vĩ mô, trao đổi với PV một số ĐB cho rằng, chúng ta không nên chạy theo thành tích trong ngắn hạn. Ví dụ khi Quốc hội đề ra mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm nay, nhưng vì nhiều lý do Chính phủ điều hành chỉ tăng được 6%. Tuy vậy, 6% này không bị thất thoát, lãng phí, số liệu chồng chéo còn hơn 6,7% trên số liệu. Nghĩa là phải chú trọng đến tăng trưởng bền vững dựa trên nền tảng hạn chế tối đa khai thác tài nguyên, vay chi cho đầu tư tràn lan và dựa vào yếu tố nước ngoài nhiều…
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Sự kiện 05/11/2024 11:44
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Sự kiện 05/11/2024 11:30
Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu
Sự kiện 05/11/2024 11:29
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sự kiện 05/11/2024 10:42
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06