Tăng cường trồng cây để bảo vệ môi trường
Cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường | |
Phát triển kinh tế xanh |
Phát biểu tại phiên thảo luận ở tổ, ĐB - Hòa Thượng Thích Bảo Nghiêm cho hay, mấy hôm nắng nóng vừa qua, chúng ta thấy nhiệt độ ngoài trời khác với nhiệt độ nơi có bóng cây như thế nào. Điều đó cho thấy tác dụng lớn của cây xanh. Giáo lý của đạo Phật nghiêm cấm việc chặt cây. Chặt cây cũng bị coi là sát sinh như giết hại con người. Lời di chúc của Đức Phật trước khi rời cõi đời này là không được chặt cây cối, phá hoại núi rừng. Cây cối cho ta sự sống, che mát cho ta nên cấm tuyệt đối việc chặt cây. Phật giáo rất yêu thiên nhiên, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.
Chủ tịch HĐNDTP Nguyễn Thị Bích Ngọc tham gia điều hành tại phiên thảo luận ở tổ (ảnh Lê Hà) |
Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm nhấn đề xuất, tôi rất mong mọi người đều bảo vệ môi trường, trái đất, bảo vệ cho cuộc sống, bầu khí quyển bằng việc phát động trồng cây. Mỗi người trồng một cây, thì các khu đô thị, cao ốc đều phủ màu xanh của cây cối. Rừng không phải rừng đặc dụng mà rừng còn có thể trồng ngay trong các khu đô thị, khu đân cư.Thành phố chúng ta đang được dư luận quan tâm, đánh giá cao với hàng triệu cây đang phát triển xanh tốt. Chúng tôi thấy rằng không phải chỉ là rừng đặc dụng mà mỗi nhà dân, làng xóm, phố phường phải trồng thêm cây.
Để cây được bảo vệ, chăm sóc và phát triển, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đề nghị Ban soạn thảo làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền các cấp trong dự thảo luật. Còn ĐB Nguyễn Anh Trí cho rằng, qua nghiên cứu kỹ dự thảo luật rất đồng tình với nội dung trong dự thảo, tuy nhiên điều băn khoăn nhất khi toàn bộ dự án luật không đề cập đến suối, hồ, sông hoặc các hang động ở trong rừng. Trong khi đây là thực thể gắn bó hữu cơ với đất, với cây ở rừng. ĐB Trí nhấn mạnh: Chúng ta hoặc lãng quên hoặc đã quy định chưa hợp lý ở đâu đó, trong các bộ luật khác. Cần có quy định trong dự thảo Luật này để ngăn chặn việc gây ra ô nhiễm ở nước suối, hồ, sông trong rừng mà thực tế đã xảy ra; để không được ngăn chặn dòng chảy các con suối trong rừng khi xu hướng làm thuỷ điện nhỏ rất nhiều.
Cũng tại phiên thảo luận, ý kiến của các ĐBQH đoàn Hà Nội đã tập trung thảo luận nhiều đến cơ chế, chính sách để xã hội hóa công tác bảo vệ rừng. Một số ĐB dẫn chứng, phải mất cả mấy chục năm mới tái sinh được một cách rừng, nhưng chỉ mất vài giờ hàng mấy chục ha rừng tại huyện Sóc Sơn bị thiêu rụi. Vấn đề đặt ra phải phát triển đi liền với bảo vệ. Rừng thì mênh mông, mình lực lượng kiểm lâm không thể kiểm soát hết, do đó phải tiến tới phương án xã hội hóa việc bảo vệ rừng. Muốn vậy, Chính phủ cần có cơ chế, chính sách tài chính phù hợp để người dân trồng, chăm sóc và nuôi dưỡng rừng. Tại phiên thảo luận, một số ý kiến còn kiến nghị, Chính phủ cần tổng rà soát lại quy hoạch hệ thống thủy điện để giữ rừng, nếu không có cơ chế, chính sách để bảo vệ, phát triển rừng thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân.
Riêng Thành phố những ngày vừa qua nắng nóng diễn ra gay gắt, nhiệt độ lên cao chưa từng có trong vòng 45 năm qua và theo phân tích của các chuyên gia nếu công tác bảo vệ môi trường không được cải thiện thì thời gian tới nhiệt độ Hà Nội sẽ còn tăng cao hơn. Do đó, Thành phố cần có chính sách thỏa đáng để bảo vệ các vùng đệm rừng ở khu vực ngoại thành như Ba Vì, Sóc Sơn… cương quyết không sử dụng, khai thác một cách trái phép. Đồng thời, trong nội đô phải tiến hành trồng mới cây xanh cũng như hạn chế tối đa việc chặt, hạ cây trừ những trường hợp bất khả kháng như cây lâu năm có nguy cơ gãy, đổ hoặc làm các công trình dân sinh không thể có phương án tối ưu khác…
H.Phạm - X. Hải
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 20:49
Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 19:20
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:49
Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:10
Giải trình công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng ven sông trên địa bàn Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 10:32
Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 09:55
Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp
Chỉ đạo - Điều hành 18/12/2024 20:08
Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường
Chỉ đạo - Điều hành 17/12/2024 11:28
Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng
Chỉ đạo - Điều hành 16/12/2024 22:04