Tăng cường liên kết, sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nông sản
Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông sản | |
Giúp nông sản phát triển bền vững | |
Người dân Thủ đô có thêm địa chỉ mua sắm nông, lâm, thủy sản an toàn |
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đã khẳng định, thông qua mạng lưới các cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam tại nước ngoài để thúc đẩy liên kết, sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nông sản Việt Nam ra thị trường thế giới và qua đây chúng ta cùng nhìn nhận lại những thuận lợi, khó khăn trong việc xuất khẩu nông lâm thủy sản và tìm kiếm cơ chế phối hợp, đối thoại hiệu quả nhằm tháo gỡ khó khăn và mở rộng thị trường xuất khẩu, trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay.
Tọa đàm về thúc đẩy thương mại nông sản Việt Nam |
Theo báo cáo, trong năm 2015, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của nước ta đạt 30,45 tỉ USD, tăng 0,2% so với năm 2014. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính đạt 14,04 tỉ USD, giảm 1,9% so với năm 2014, giảm mạnh nhất ở các mặt hàng như cà phê (24,8%), cao su (13,9%), chè (6,6%) và gạo (4,5%). Giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2015 đạt 6,57 tỉ USD, giảm 16% so với năm 2014, giảm mạnh nhất ở 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất là Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc với mức giảm lần lượt là 23,4%, 13,4% và 12,2%. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính năm 2015 đạt 7,23 tỉ USD, tăng 10,2% so với năm 2014.
Dự báo trong năm 2016, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản sẽ có nhiều triển vọng do nhu cầu thị trường tăng và cơ hội được hưởng ưu đãi lớn về thuế, sức cạnh tranh tăng từ các hiệp định thương mại tự do. Bên cạnh đó, ngoài các mặt hàng đang gặp khó khăn, vẫn có những mặt hàng có cơ hội tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2016 như: hạt điều, hạt tiêu, gỗ, sắn và rau quả. Trong các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam, thị trường Mỹ được dự báo khả quan nhất trong năm nay do nhu cầu của thị trường nội địa Mỹ sẽ tăng mạnh và dự báo sẽ vẫn tiếp tục có cầu ổn định. Việc tận dụng những ưu đãi từ TPP cũng sẽ là lợi thế cho nông sản Việt Nam trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, châu Âu (EU) là thị trường nhập khẩu có sức mua lớn và đa dạng. Năm 2016, nền kinh tế EU được dự báo sẽ phục hồi chậm. Tuy các nước EU đều có dự báo kinh tế tăng trưởng dương nhưng mức tăng trưởng đều rất thấp (chưa đến 1%). Dự báo cầu nhập khẩu chung cho cả EU sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 5-6% trong hai năm tới. Hiệp định thương mại tự do với EU đã kết thúc đàm phán và mở ra cơ hội cho ngành nông nghiệp Việt Nam khi 90% hàng hóa vào thị trường này được hưởng mức thuế suất 0%.
Ngoài thị trường chính là Mỹ, EU, trong năm 2016, một số thị trường truyền thống như: Nhật Bản, Asean, Nga, Đông Âu…mở ra rất nhiều cơ hội xuất khẩu cho hàng hóa nông lâm thủy sản Việt Nam. Bên cạnh những thuận lợi ấy, ngành nông nghiệp Việt Nam chắc chắn cũng sẽ gặp không ít khó khăn và phải chịu tác động không nhỏ bởi những biến động của nền kinh tế.
Đánh giá về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cũng cho rằng, để chủ động thích ứng với những biến động của kinh tế quốc tế, đảm bảo hội nhập đem lại hiệu quả thiết thực, có chiều sâu và sẵn sàng ứng phó với những vấn đề phát sinh trong thương mại nông lâm thủy sản, Bộ NN&PTNT xác định một số nhiệm vụ liên ngành mang tính định hướng và mong muốn có sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Công Thương, trực tiếp là từ các cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài như: Tăng cường phối hợp và đảm bảo việc giải quyết kịp thời các rào cản kỹ thuật, các tranh chấp phát sinh trong thương mại nông, lâm thuỷ sản...
Cùng với đó, tổ chức các sự kiện, diễn đàn xúc tiến thương mại các mặt hàng nông lâm, thủy sản và xúc tiến đầu tư vào ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; Thúc đẩy thực hiện các thoả thuận hợp tác, các điều ước quốc tế về hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn đã ký kết giữa Việt Nam và các nước; Tăng cường sự phối hợp giữa hai Bộ trong việc tiếp tục thúc đẩy mở cửa thị trường nông lâm thủy sản của Việt Nam ra quốc tế nhằm đa dạng hóa thị trường, giữ vững và phát triển thị trường khó tính, chú trọng các thị trường tiềm năng, dễ tính như các nước Trung Đông (UAE, Ả rập Xê út, Iran..)...
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Sự kiện 19/12/2024 16:30
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Sự kiện 19/12/2024 15:20
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Sự kiện 18/12/2024 13:20
Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Sự kiện 17/12/2024 13:45
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân
Sự kiện 17/12/2024 11:50
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội
Sự kiện 17/12/2024 09:41
Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em
Sự kiện 15/12/2024 22:32