Tăng cường công tác quản lý lễ hội
Sẽ tiếp tục siết chặt quản lý lễ hội | |
Quản lý lễ hội vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém |
Về vấn đề này, PGS.TS Trịnh Hòa Bình cho biết, qua những lộn xộn trong các lễ hội thời gian gần đây, có thể khẳng định rằng biến tướng ở lễ hội là có thật. Biến tướng ở đây được hiểu theo khía cạnh bao gồm cả những người tham gia, du khách thập phương đi cầu tài, cầu lộc cũng như những người tổ chức thực hiện.
Có thể nói như vậy là vì ở rất nhiều lễ hội đang bị thương mại hóa, kinh tế hóa, nhiều lễ hội được tổ chức với mục đích gặt hái khiến những tập tục truyền thống văn hóa này bị lệch lạc.
Lễ hội cướp Phết ở Phú Thọ bị lên án vì để xảy ra bạo lực. |
Thực tế, trong những năm gần đây, việc chấn chỉnh các hoạt động lễ hội, tăng cường công tác quản lý lễ hội luôn được quan tâm. Tuy nhiên, vẫn chưa thể giải quyết triệt để tình trạng tiêu cực xảy ra trong các lễ hội. Một số lễ hội triển khai thực hiện chưa đúng kế hoạch, sự phối hợp và trách nhiệm chưa cao.
Vẫn còn đó cảnh ùn tắc, chen lấn xô đẩy như đêm khai ấn tại đền Trần (Nam Định), đền Hùng (Phú Thọ), lễ hội Chùa Hương (Hà Nội) vào ngày chính hội. Công tác đảm bảo an ninh trật tự ở một số lễ hội chưa đựợc thực hiện tốt, vẫn còn hiện tượng trộm cắp, móc túi…
Còn diễn ra các trò chơi mang tính cờ bạc trá hình như ở Hội Lim, đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh); tình trạng xóc thẻ, lên đồng, dịch vụ khấn thuê trọn gói… ở một số lễ hội như: Phủ Tây Hồ, đền Đức Thánh Cả (Hà Nội), đền Mẫu (Lạng Sơn), đền Bảo Hà (Lào Cai)...
Trước thềm lễ hội 2017, đề ngăn chặn biến tướng, đảm bảo văn minh trong lễ hội, Bộ VHTT&DL đã có công văn gửi UBND các tỉnh/thành phố trực về việc “Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2017”.
Theo đó, bên cạnh việc nhắc nhở các địa phương giảm tần suất, quy mô tổ chức lễ hội, ngày hội, Bộ VH-TT&DL cũng yêu cầu các tỉnh, thành phố không cấp phép, tổ chức lễ hội vì mục đích thương mại, dừng tổ chức đối với những lễ hội đã cấp phép trước đây nhưng có nội dung phản cảm, kích động bạo lực, gây bức xúc trong dư luận xã hội…
Mùa lễ hội đang đến gần, thêm một lần nữa, vấn đề ngăn chặn biến tướng, đảm bảo văn minh trong lễ hội cần được quan tâm đúng mức đó cũng chính là cách để gìn giữ mãi mãi nét đẹp văn hóa truyền thống cho mai sau…
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40