Tâm lý đám đông!
![]() | Đảm bảo đủ nguồn nông sản cung ứng cho người tiêu dùng |
![]() | Xử lý nghiêm hành vi tăng giá lương thực, thực phẩm bất thường |
![]() | Ngành Công Thương bảo đảm cung cấp đủ hàng hóa chất lượng cho người dân |
6 giờ sáng ngày cuối tuần, vài chợ dân sinh ở khu vực Hà Nội đông hơn thường lệ. Tuy nhiên, cảnh mua bán chen chúc đã không còn xuất hiện như một ngày trước đó. Đặc biệt, mức giá bán lẻ các mặt hàng thực phẩm như rau xanh, thịt lợn, cá…bắt đầu có sự ổn định và quay trở lại mức giá bán như những ngày bình thường (trước thông tin Hà Nội có trường hợp dương tính với Covid-19).
![]() |
Người dân tích trữ lương thực do tâm lý đám đông hay vì lo sợ? |
Chị Thu Thanh một người nội trợ ở Hà Đông (Hà Nội) cho biết, so với ngày 7/3, thì ngày cuối tuần 8/3, lượng người dân đến các chợ tìm mua thực phẩm đã giảm hơn nhiều. Trong khi đó, giá bán các loại thực phẩm cũng không còn cao như ngày mùng 7/3.
“Hôm qua tôi thấy mọi người tìm đến các chợ, siêu thị mua đồ tích trữ nhiều, làm tôi cũng cảm thấy lung lay và lao vội ra chợ mua thịt, mua rau dự trữ. Người mua đông, giá thịt lợn đã bị đẩy lên mức từ 250 – 300.000 đồng/kg. Tuy nhiên, sang ngày hôm nay (8/3), giá mặt hàng thịt lợn đã giảm hơn nhiều và có giá từ 170 – 180.000đồng/kg. Tôi nghĩ, có thể mọi người lo lắng quá khiến các tiểu thương lợi dụng tăng giá bán các mặt hàng thực phẩm. Hôm nay đi chợ tôi thấy rất thoải mái lựa chọn, giá cả cũng rẻ hơn nhiều so với ngày hôm qua. Trong khi đó, trước thông tin dịch bệnh không nhiều người dân tỏ ra lo lắng, họ bình thản tiếp nhận, thậm chí nhiều người ra đường còn không đeo khẩu trang...”, chị Thanh nói.
Không chỉ có sự thay đổi tại các chợ dân sinh, thông tin từ một số siêu thị trên địa bàn Hà Nội cũng cho thấy, trong ngày 7/3, lượng khách hàng tăng gấp vài lần so với hôm trước, khiến Hà Nội có một ngày “kỳ lạ” đến mức khó tin. Và sự kỳ lạ ấy theo lý giải của nhiều người, nó được tạo ra bởi tâm lý đám đông, bởi sự sợ hãi thái quá sau thông tin Hà Nội có ca nhiễm Covid-19 đầu tiên.
Bởi thế, sáng ngày 8/3, không có gì lạ khi mọi sự kỳ lạ trên lại trở về guồng quay cũ. Hình ảnh chợ dân sinh, siêu thị vãn khách hơn ngày 7/3 và trở lại lượng khách trung bình như thời gian trước trước đó. Trong khi đó, tất cả hệ thống siêu thị đều tăng nguồn cung lên 3-4 lần và khẳng định, không thiếu nguồn cung cho bất cứ mặt hàng nào, từ hàng rau củ qua, đồ tươi sống đến mặt hàng đông lạnh…
Đề cập đến vấn đề trên, chia sẻ với báo chí, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, Hà Nội đã chuẩn bị 4 kịch bản ứng phó với dịch, trong đó có mức xấu nhất, kể cả trong trường hợp có 1.000 người nghiễm Covid-19, thì Hà Nội vẫn đủ hàng hóa để cung ứng cho tình huống số lượng người cao hơn thế nhiều lần.
Trong khi đó, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) Đặng Hoàng Hải cũng thông tin, Cục đã vận động được các sàn thương mại điện tử (TMĐT) và các đơn vị vận chuyển miễn phí cho người dân trong thời gian này. Theo đó, sàn Sendo.vn và Vnpost đã đồng ý vận chuyển miễn phí cho người dân trong vòng 24h khi mua các mặt hàng thiết yếu trên sàn TMĐT Sen đỏ.
Thậm chí, Cục cũng đã đề xuất lên Bộ trưởng Bộ Công Thương tạm nới quy định khuyến mại cao nhất 50% đối với tất cả các mặt hàng để có thể có những chiến dịch lớn đồng loạt trên TMĐT cho các mặt hàng thiết yếu. Ví dụ có thể vận động các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gạo giảm giá đến 90% trong thời điểm này để khuyến khích khách hàng ở nhà mua hàng online, giảm thiểu sự tiếp xúc, tránh sự lây nhiễm tối đa
Tất cả các trường hợp xấu nhất đều đã được cơ quan chức năng, chính quyền tính đến và có kế hoạch chuẩn bị trước. Vì vậy, hơn lúc nào hết, người dân cần bình tĩnh, tránh hoang mang, lo lắng và thật sự lúc này chúng ta cần trở thành những người tiêu dùng thông thái và một tâm lý vững vàng để vượt qua dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhận 1,5 tỷ đồng, vì sao cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương "thoát" tội Nhận hối lộ?

Chăm sóc sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động nhân Tháng Công nhân

Khám sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước

Hà Nội: Tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Ngày mai (26/4), gần 600 nghìn người dân Thủ đô sẽ nhận lương hưu và trợ cấp BHXH

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Hà Nội - Điểm đến hấp dẫn với chuỗi sự kiện đặc sắc dịp lễ 30/4 - 1/5
Tin khác

Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả
Tiêu dùng 18/04/2025 21:27

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025
Tiêu dùng 10/04/2025 06:50

Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024
Tiêu dùng 06/04/2025 19:30

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng
Tiêu dùng 31/03/2025 06:34

Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số
Tiêu dùng 28/03/2025 06:21

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế
Tiêu dùng 27/03/2025 17:26

Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện
Tiêu dùng 23/03/2025 12:59

Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên
Tiêu dùng 21/03/2025 15:37

Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!
Tiêu dùng 20/03/2025 11:21

Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025
Tiêu dùng 14/03/2025 22:18