Tái chế vòng hoa đám hiếu
Đột nhập xưởng “tái chế” vòng hoa người chết
Qủa thực cho đến tận bây giờ, dù đã thâm nhập thực tế, được “mục sở thị” cái nghề chỉ nghe đã “sởn gai ốc” kia, tôi vẫn không thể tin được sao trên đời lại có một công việc lạ lùng đến thế?. Tôi biết đến “nghề” này trong một dịp tình cờ gặp người bạn học cùng cấp 2.
Lâu ngày không gặp, hỏi về công việc, cậu bạn chỉ ậm ừ, nói qua qua rằng “đi làm thuê kiếm ăn”. Hỏi dồn, cuối cùng cậu mới miễn cưỡng cho biết đang làm nghề “tái chế vòng hoa”. Dù đã từng tìm hiểu nhiều nghề “sống nhờ người chết” như khóc thuê, đào huyệt, trang điểm xác chết, bốc mộ hay thu mua ván thôi... nhưng tôi vẫn chưa thể nghĩ ra được sao lại có thêm một nghề như thế. Thấy vẻ mặt có vẻ lơ mơ của tôi, cậu bạn tỏ vẻ hào hứng: Lúc đầu khi được thuê làm nghề này, tôi cũng thấy rờn rợn, nhưng kiếm được nhiều tiền nên làm mãi cũng quen.
Tò mò trước cái nghề lạ lùng ấy, ngay sau cuộc gặp, tôi quyết định xin được theo chân bạn để tìm hiểu rõ mọi ngóc ngách, ngón nghề cũng như lợi ích kinh tế từ công việc này. Theo chân bạn, chúng tôi tìm về khu vực nghĩa trang Văn Điển, nơi được mệnh danh là “cái nôi nghề tái chế vòng hoa” lớn nhất miền Bắc. Theo đó, dù chưa có một nghiên cứu, số liệu nào chứng minh nơi đâu sản sinh ra nghề tái chế vòng hoa người chết. Nhưng “dân trong nghề” đều coi Văn Điển là nơi đầu tiên xuất hiện công việc này và nghe đâu nó có ngay từ khi nghĩa trang Văn Điển hình thành.
Một “phù thủy” đang chở hoa từ nghĩa trang về cơ sở “tái chế”
3h chiều một ngày đầu thu, chúng tôi cho có mặt tại sân nghĩa trang Văn Điển. Đưa mắt quan sát một vòng, chúng tôi thấy sau khi làm những thủ tục cần thiết cho người đã khuất, chiếc xe chở áo quan rẽ sang hướng Đài hóa thân hoàn vũ, còn 3 chiếc xe bán tải chở đầy vòng hoa rẽ sang hướng khác.
Theo sự chỉ đạo của nhân viên ở đây thì vòng hoa ở xe đi đầu được nhân viên nghĩa trang ném xuống một chiếc hố chuyên dùng để chứa vòng hoa. Hai xe còn lại được một nhân viên hướng dẫn vòng xuống phía sau hố chứa, phía đó có hai chiếc xe ngựa đang chờ sẵn, sau đó họ cùng với người chuyên dọn dẹp vòng hoa ở đây xếp riêng ra và chất lên đầy hai chiếc xe ngựa. Thấy lạ tôi quay qua hỏi Quang (bạn tôi): “Người ta chất vòng hoa lên xe ngựa làm gì vậy?”. “Mang đi “tái chế” chứ còn mang đi đâu nữa. Người đầu trọc trên chiếc xe ngựa phía trước tên là Coóng, người còn lại tên là Chương, tôi nghe nói họ đã làm công việc dọn dẹp vòng hoa này từ ngày có nghĩa trang Văn Điển”, Quang trả lời, giọng thầm thì.
Tiến lại gần một anh nhân viên tên H. là nhân viên nghĩa trang Văn Điển, tôi hỏi “Vòng hoa sao không được chôn xuống bể chứa mà lại cho xe ngựa chở đi đâu vậy anh (?) / vì bể chứa trong khuôn viên hạn chế, nên vòng hoa sẽ được chở ra một bể chứa khác để chôn và làm phân xanh”, anh H. trả lời. Khi tôi đang hỏi chuyện, Quang tiến lại gần thì thầm vào tai: “Đi theo xe ngựa rồi sẽ biết họ chôn như thế nào”. Chạy qua con đường lầy lội trong một con ngõ nhỏ trên đường Phan Trọng Tuệ, theo hướng chiếc xe ngựa của anh Coóng, chúng tôi phát hiện thấy số vòng hoa này thực chất không được chôn để làm phân xanh như lời nhân viên nhà tang lễ nói mà nó được đưa về tập kết tại một chiếc lều dựng bằng bạt màu xanh nằm ngay sau nghĩa trang Văn Điển. Ở đây lúc này đang có 3 – 4 người phụ nữ, dang lúi húi rút những chiếc hoa giấy “hoa giả” từ trong những vòng hoa được mang về từ nghĩa trang rồi “tái chế”.
Theo bà Nguyễn Thị Lợi người dân sống cạnh khu vực “tái chế” vòng hoa này chia sẻ “Ở đây hỏi nhà Coóng Sâm (chị Sâm vợ anh Coóng – pv) ai chẳng biết, hai vợ chồng nó làm nghề dọn dẹp hố đựng hoa trong nghĩa trang từ lâu rồi, ngày nào cũng vậy khoảng 3h chiều là thằng Coóng lại đi chở vòng hoa về mỗi ngày 6 đến 7 chuyến, vợ nó và hai đứa cháu nữa ở nhà chuyên “sản xuất” lại, cái nào còn mới thì nó xoay vòng mang ra nghĩa trang bán luôn, cái nào hỏng thì rút hoa ra bán lại cho những mối khác, tôi biết là việc làm này cũng khô vòng hoa đi hết thì lấy đâu chỗ mà chôn”.
Vòng hoa trong các đám tang đang nằm chờ được khoác “áo mới”
Nhìn nét mặt tôi có vẻ ngao ngán, anh Quang vỗ nhẹ vào vai tôi rồi nói “Nghề này quá đặc biệt, không phải ai cũng muốn làm nghề sinh lời trên nỗi buồn, nỗi bi ai của người khác đâu chú mày ạ. Tuy nhiên, những vòng hoa vô chi này lại đang nuôi sống nhiều người lao động, thậm chí còn giúp họ có được một khoản thu nhập rất tốt đấy.
Nghề lạ ra đời do... cơm áo?
Vì là khách thường xuyên của gia đình anh Coóng và chị Sâm, nên Quang dễ đưa tôi “xâm nhập” thủ phủ sản xuất vòng hoa, đưa mắt nhìn một vòng quanh lán, tôi thấy ở trong xưởng của chị Sâm và anh Coóng, hiện có đến hàng trăm vòng hoa đang nằm chờ được “tái chế”. Vừa nhìn thấy Quang, chị Sâm vội bỏ cái nón đang đội trên đầu xuống rồi cười toe toét “Sao hôm nay chú em lại phải xuống tận nơi lấy hàng hả? Sao không gọi điện cho chị rồi chị cho người chở lên cho, xuống đây làm gì cho mất công? À không có thằng em ở tận Hà Nam lên, nó muốn đích thân đến đây để đặt hàng nên em tranh thủ dẫn nó đến xưởng gặp chị”, Quang vừa nói vừa cười.
Quay qua nhìn tôi một hồi, chị Sâm nói: “Là bạn của Quang nên chị cũng nói luôn, hàng (hoa giấy dùng để cắm làm vòng hoa tang – pv) ở đây không có hàng mới, chủ yếu là hàng “tái chế”, giá cả thì chú không phải lo, nó có giá chung rồi. Hoa đỏ và hoa vàng thì giá 40.000 đồng/1kg, còn hoa trắng thì rẻ hơn chỉ 30.000 đồng/1kg thôi. Mà em lấy về Hà Nam hay làm ở đâu (?)/ Dạ em lấy về Hà Nam chị ạ”, tôi trả lời rồi hỏi chị Sâm “Giá thế nào hả chị (?)/ Hà Nam chị bớt cho em hai giá, cần bao nhiêu thì chỉ cần alo chị gửi xuống cho, tiền xe em trả”. Theo như chị Sâm cho chúng tôi biết thì “hàng” của chị gần như giao khắp khu vực Hà Nội và các vùng lân cận, nhưng không có “hàng” mới, mà hoa nào mới nhất cũng chỉ 90%.
Cũng theo tìm hiểu của chúng tôi, ở khu vực “tái chế” vòng hoa này không chỉ có gia đình anh Coóng chị Sâm, mà còn có gia đình anh Chương, anh Long...cũng đang hành nghề “tái chế” vòng hoa. Vòng hoa “tái chế” ở đây cũng được chia làm hai loại. Loại thứ nhất khi có người đặt hàng sẽ lấy trực tiếp vòng hoa mới ở cửa hàng về và bán hưởng giá chênh lệch, còn loại thứ hai và cũng là nguồn thu chính là “tái chế” và quay vòng những cánh hoa cũ, đã được tân trang, phân loại và “phù phép” biến nó thành đồ mới. Vòng hoa được chở từ nghĩa trang về, sẽ được những “phù thủy” này phân loại theo màu sắc, và giá cả phụ thuộc theo màu. Những vòng hoa còn mới được để riêng một góc, sau đó được sửa sang lại rồi mang ra cửa hàng bán tiếp, còn đối với những vòng hoa xấu hơn, các “phù thủy” sẽ tách từng phần ra nhưng chủ yếu là lấy lại những bông hoa giấy “hoa giả” để “tái chế”, và quay vòng xuất đi nơi khác.
Đưa tay chỉ về phía những bao tải đựng hoa “tái chế” chị Sâm nói “Mỗi bao tải là 5kg, mỗi ngày nhà chị cũng gom được 15 đến 20 bao hàng. Nói thật với chú xuất hàng “ăn thẳng” nhàn nhưng kiếm chỉ được 30 đến 40 nghìn đồng/1 vòng hoa, còn với cái “tái chế” này vất vả hơn nhưng bù lại cũng đỡ”. Nghe chị Sâm nói vậy tôi liền nói “Em nghĩ mình dùng cái đồ này như dùng đồ ăn cắp của người chết ấy chị ạ”, nghe tôi nói vậy chị Sâm và Quang cùng phá lên cười, chị Sâm nói với tôi khi tiếng cười của chị còn chưa dứt “Sao lại là ăn cắp, mình làm công khai mà, cái này là chỉ giúp “tái chế” lại thôi, chứ nếu cứ mang chôn hết thì chỗ đâu mà chôn, chú em tưởng Hà Nội đất dễ kiếm như ở Hà Nam nhà chú hả?”.
Qua trò chuyện và để ý cử chỉ, “thái độ”, chúng tôi nhận thấy rằng không chỉ Quang mà thậm chí anh Coóng, chị Sâm, hay anh Chương... đều biết rằng, vòng hoa là một vật thể hiện tình cảm, sự trân trọng của người sống dành cho người đã khuất. Tuy nhiên, vì miếng cơm manh áo, mọi người vẫn nhắm mắt làm liều khi “động” đến chốn tâm linh. Cũng vì lẽ đó, cái nghề lạ lẫm này mới ra đời...
Tuấn Trung
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công
Tin mới 05/11/2024 08:00
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Sự kiện 04/11/2024 13:25
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52