Suy giảm trí nhớ không còn là bệnh của người già
Trẻ hóa người mắc
Tình huống khóc dở, mếu dở như chị Mai giờ không còn là hiếm. Chuyện lúc nhớ, lúc quên ngày nay không còn là “thuộc tính” của người già. Hiện ngày càng nhiều người trẻ bị lão hóa sớm về mặt trí nhớ. GS Lê Đức Hinh, chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam cho biết, theo một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, có khoảng 200.000 người trẻ mắc bệnh, chiếm 4-10% trường hợp mất trí nhớ ở nước này. Còn tại Việt Nam, một khảo sát của Bộ Y tế cho thấy trong số gần 1.000 người hơn 60 tuổi tham gia khảo sát có đến 12,8% suy giảm trí tuệ do tai biến mạch máu não, nguyên nhân thứ 2 là đái tháo đường (9,2%). Sau 5 năm, tỷ lệ bệnh nhân suy giảm trí nhớ tăng 1,5-2 lần.
Nghiên cứu này được thực hiện từ năm 2009 đến 2010 ở phường Phương Mai (quận Đống Đa) và xã Thanh Xuân (Sóc Sơn). Mặc dù, hiện chúng ta chưa có thống kê chính xác về tỷ lệ người trẻ hay quên, song ước tính 20-30% người mắc bệnh suy giảm trí nhớ dưới tuổi 35. Họ là những học sinh, sinh viên hoặc công chức thường chịu áp lực trong công việc, học tập gây chứng nhức đầu, đau nhức vai cổ, mất ngủ, stress hoặc lạm dụng rượu bia, các loại thuốc ngủ. “Áp lực cuộc sống hiện đại được cho là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ người trẻ bị suy giảm trí nhớ. Báo cáo của Hiệp hội Alzheimer thế giới cho biết, có 42.325 người trẻ ở nước Anh trong độ tuổi 30- 65 bị sa sút trí tuệ khởi phát sớm, chiếm 5% tổng số người Anh mắc bệnh này. Khoảng 10% trường hợp liên quan đến rượu và 12% do gia đình có tiền sử bệnh”- GS Lê Đức Hinh nhấn mạnh.
Sắp xếp thời gian biểu một cách khoa học
Các chuyên gia thần kinh lo ngại, nhiều người trẻ đang xem chuyện hôm nay quên một việc, hôm sau quên hai việc là điều bình thường, trong khi đó, đây chính là dấu hiệu của chứng suy giảm trí nhớ. Trong khi đó bệnh nhân suy giảm trí nhớ nếu không được chẩn đoán và điều trị tích cực có thể chuyển thành sa sút trí tuệ chỉ trong vòng 3 năm sau. Theo GS Lê Đức Hinh, ở người trẻ, giảm trí nhớ thường liên quan nhiều đến quá trình ghi nhận. Vì thế, khi bắt đầu có những rối loạn về trí nhớ, người bệnh cần phải xác định được đó là biểu hiện bình thường hay bệnh lý. Biểu hiện bình thường nếu chỉ thỉnh thoảng mới quên. Suy giảm trí nhớ trở nên nặng hơn nếu việc quên này trở thành quên hoàn toàn, ngay cả khi được gợi nhớ.
GS Lê Đức Hinh cho rằng, để duy trì trí nhớ, đầu tiên chúng ta phải loại bỏ những yếu tố nguy cơ gây ra chuyện “quên” bằng cách tổ chức cuộc sống hợp lý, khoa học,thu xếp công việc ngăn nắp, tránh căng thẳng, hạn chế tối đa hút thuốc lá và uống rượu. Đặc biệt, rượu có thể gây ảnh hưởng đến trí nhớ nhiều. Khi có những biểu hiện mệt mỏi, đau nhức, mất ngủ…, bệnh nhân phải đi khám để điều trị căn nguyên.
Ngoài ra, mỗi người cần tìm mọi cách giữ tinh thần lành mạnh trong một cơ thể khỏe mạnh. Theo đó, tập thể dục thường xuyên cũng là một trong những phương cách cải thiện trí nhớ. Cố gắng sắp xếp mỗi ngày bỏ ra 30 phút đi bộ hoặc chơi một môn thể thao nào đó, đều đặn các ngày trong tuần, tinh thần, thể trạng chắc chắn được cải thiện. Những người trẻ cũng phải tập luyện khả năng ghi nhớ bằng cách tăng cường quan sát, ghi nhận: quan sát các đồ vật xung quanh bằng mắt, dùng trí tưởng tượng để liên hệ, so sánh, ghi chép những việc cần làm…
GS Lê Đức Hinh lưu ý, ngay cả với những trẻ đang trong độ tuổi đến trường cũng có thể mắc chứng bệnh này. Với các em, cha mẹ cần sắp xếp việc ăn, ngủ, học phù hợp. “Không nên bắt trẻ học quá nhiều, cho trẻ xem tivi, chơi game quá nhiều mà cần cho trẻ ra ngoài, tăng cường vận động. Chỉ khi sức khỏe tốt, thì việc học tập, sự ghi nhớ của trẻ mới đạt hiệu quả”- GS Lê Đức Hinh nhấn mạnh.
Phương An
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38