Sức mạnh của những bức ảnh thời chiến

Trải qua gần nửa thế kỷ, những bức ảnh lưu giữ khoảnh khắc thời chiến đã trở thành những kỷ vật vô giá cho thế hệ sau noi theo và tự hào. Nhà báo Đoàn Công Tính, Chu Chí Thành, Hứa Kiểm - những phóng viên chiến trường đã chia sẻ với LĐTĐ về những gian khổ khi chụp ảnh chiến tranh.
Trẻ em Việt Nam thời chiến lên bìa tạp chí thế giới
Sức mạnh của những bức ảnh thời chiến
Bức ảnh "Giải phóng Sài Gòn ngày 30/4/1975" của tác giả Hứa Kiểm

“Nếu không chụp lại những bức ảnh thời chiến là có tội với dân, với quân đội”

Sức mạnh của những bức ảnh thời chiến

Lần đầu tiên nhà báo Hứa Kiểm chạm tay vào máy ảnh, đó là vào năm 1964 tại một khóa đào tạo cấp tốc nghề báo. Cuối năm 1964, ông là phóng viên Thông tấn Quân đội, thuộc Thông tấn xã Việt Nam. Trong suốt những năm tháng chiến tranh, ông cũng như các chiến sĩ đã trải qua bao gian khổ, hiểm nguy. Cho đến tận bây giờ nhà báo Hứa Kiểm vẫn không quên chuyến đi thoát chết trong gang tấc qua đoạn biên giới giữa Việt Nam và Lào. Đây là vị trí hiểm trở. Mỹ lợi dụng tạo nên ba trọng điểm, tập trung hỏa lực, bom đạn để hủy diệt. “Khi kết thúc chuyến đi về chỗ tập kết, tôi nói với đồng chí lái xe, hôm nay chết hụt 3 lần vì bom, 2 lần chết hụt vì rơi xuống vực. Anh lái xe bèn bảo tôi : Thủ trưởng nói sai rồi, hôm nay chúng ta không phải chết hụt mà là hôm nay ta chưa chết.”, Nhà báo Hứa Kiểm kể lại.

Thời chiến, điều kiện khó khăn, Hứa Kiểm chỉ được trang bị chiếc máy ảnh lạc hậu phục vụ tác nghiệp nhưng ống kính của ông đã không bỏ sót một khoảnh khắc tuyệt vời nào. Ông nói: “Chiến tranh là xương máu, là sự hi sinh cao cả của quân và dân ta. Nếu tôi không ghi lại những hình ảnh đó là có tội với dân, có tội với quân đội. Chính ý thức đó khiến tôi lăn lộn, lao vào cuộc chiến, tập trung hết sức không bỏ lỡ thời cơ, bấm máy đúng lúc để ghi lại những hình ảnh đẹp, tốt nhất, mang tính cổ động cao nhất.”

Và một trong những bức ảnh ấn tượng nhất đó là “Giải phóng Sài Gòn ngày 30/4/1975”. Rạng sáng ngày 30/4/1975, ông cùng Trung đoàn 66 di chuyển bằng ô tô vận tải tiến vào xa lộ Sài Gòn. Đến 10h sáng, ông đặt chân đến trung tâm thành phố, ngạc nhiên trước sự đón tiếp nồng nhiệt của người dân dành cho những người chiến sỹ Quân giải phóng. Đứng trên xe, Hứa Kiểm bất chợt quay lại chụp cảnh toàn dân đang hò reo theo đoàn Quân. Tấm ảnh chụp cảnh gặp gỡ giữa miền Bắc và miền Nam này được ông đặt tên là Giải phóng Sài Gòn ngày 30/4/1975. Đây là tấm ảnh được ông yêu thích nhất.

"Tiếng cười sẽ chiến thắng vũ khí hiện đại"

Sức mạnh của những bức ảnh thời chiến

Đam mê nhiếp ảnh từ nhỏ, Đoàn Công Tính đã trở thành một phóng viên chiến trường của báo Quân đội nhân dân ở tuổi 25. Không như những người lính khác đeo súng trên vai khi ra mặt trận, vũ khí của ông lại là chiếc máy ảnh. Thể hiện lòng dũng cảm của các chiến sĩ, phản ánh cuộc đấu tranh của đồng đội chính là sứ mệnh của ông. Ông được bộ đội và đồng nghiệp gọi là “vua chiến trường” bởi những hình ảnh sống động ông chộp được trong thời chiến.

Nhà báo Đoàn Công Tính nhớ lại một trong những phóng sự đầu tiên: "Khu rừng yên tĩnh bị lay chuyển bởi các đơn vị bộ binh và pháo binh di chuyển dọc đường mòn Hồ Chí Minh số 9. Tôi đã theo họ, trên vai đeo một khẩu súng AK 47, hai máy ảnh và một ba lô đầy phim, trái tim đầy nhiệt huyết và lo lắng. Người Mỹ rải thảm bom xuống, rồi lại thả truyền đơn kêu gọi gia nhập hàng ngũ kẻ thù, hứa hẹn cuộc sống xa hoa. Tôi đã sững sờ khi thấy sự tương phản giữa các hố bom đen ngòm và những tờ truyền đơn trắng ngập bàn chân chiến sỹ của chúng tôi. Khi đó tôi mới thấy rõ sức mạnh của hình ảnh..."

“Sự gan dạ của các chiến sĩ truyền cho tôi lòng can đảm”

Sức mạnh của những bức ảnh thời chiến

Trở thành phóng viên Thông tấn xã Việt Nam vào năm 1966, như nhiều phóng viên chiến trường khác, Chu Chí Thành đã dành phần lớn tuổi trẻ của mình trên chiến trường để đưa tin sự kiện. Nhà báo Chu Chí Thành bồi hồi nhớ lại những khoảnh khắc chiến tranh: "Khoảng thời gian đầy khó khăn đó đã cho tôi dịp thử thách. Những trải nghiệm trên mặt trận đã giúp tôi rất nhiều sau này, khi tôi tham gia chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không".
Nhà báo Chu Chí Thành kể về những gian khổ khi ông thực hiện nhiệm vụ trong bom đạn. Công cụ tác nghiệp chỉ là hai cái máy ảnh nặng trĩu cầm còn khó chưa nói đến chuyện săn máy bay, chụp tàu chiến bị bắn hạ… Ảnh chụp xong rồi phải chờ đến đêm tối khi nhiệt độ xuống thấp thì mới đem đi tráng phim. Sợ nhất mùa hè, thời tiết nóng nực, phim sẽ bị chảy ngay nên phóng viên ảnh phải chui xuống hầm tối tráng phim. Xong sáng hôm sau phơi khô, ghi chú thích ảnh rồi gửi ra Hà Nội cho ban biên tập. Nhưng đấy mới chỉ là khó khăn về điều kiện tác nghiệp, còn khó khăn lớn nhất vẫn là khi thực hiện nhiệm vụ, chụp những đơn vị pháo cao xạ chiến đấu với máy bay Mỹ. Lúc đấy rất nguy hiểm, ở dưới quân ta bắn lên, còn trên máy bay địch dội bom xuống. Các phóng viên ảnh phải đối diện với bom đạn, chịu trận như một chiến sĩ, có lúc còn nguy hiểm hơn vì phải tìm điểm cao để đứng chụp.

Nguyễn Hoài

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Giờ thứ 9” mùa 3 sẽ tái ngộ khán giả vào 28/4

“Giờ thứ 9” mùa 3 sẽ tái ngộ khán giả vào 28/4

(LĐTĐ) Sẵn sàng cho một mùa mới đầy cảm hứng, "Giờ thứ 9" mùa 3 chính thức quay trở lại, mang theo hơi thở mới của niềm vui và sự nỗ lực không ngừng. Chương trình “Giờ thứ 9” mùa 3 với phiên bản mới được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tiếp tục phối hợp thực hiện, sẽ lên sóng vào lúc 15 giờ ngày 28/4 trên kênh VTV3.
Công đoàn Giáo dục Nghệ An phát động Tháng công nhân 2024

Công đoàn Giáo dục Nghệ An phát động Tháng công nhân 2024

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024 và phong trào thi đua chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2024).
Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ hạn chế giao thông một số tuyến đường để phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4 lần thứ 48 vô địch TP.HCM.
Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

(LĐTĐ) Ngày 25/4, thị xã Sơn Tây phối hợp Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị Thông tin báo chí về Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III năm 2024, thời gian chính thức khởi tranh từ ngày 2/5 đến ngày 6/5.
Tổng kết Chương trình "Vì an toàn giao thông Thủ đô"

Tổng kết Chương trình "Vì an toàn giao thông Thủ đô"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại trường THPT Trương Định (quận Hoàng Mai), Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Văn phòng Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Công an thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết trao giải Chương trình truyền thông "Vì an toàn giao thông Thủ đô" năm 2023.
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

(LĐTĐ) Trong đợt cao điểm Lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 26/4 - 1/5), sẽ có 4.280 chuyến bay khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó có 1.602 chuyến bay quốc tế và 2.678 chuyến bay quốc nội.

Tin khác

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Xem thêm
Phiên bản di động